Mỹ, EU cân nhắc áp thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Thuỷ Bình - 06/12/2022 19:40 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc các mức thuế mới đối với thép và nhôm của Trung Quốc như một phần trong nỗ lực chống lại việc phát thải carbon và chống biến đổi khí hậu toàn cầu, theo SCMP.

VNF
Một công nhân thao tác cuộn thép tại nhà máy ở Xiwang Special Steel ở huyện Zouping, phía đông tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).

Động thái này sẽ đánh dấu một cách tiếp cận mới, vì Mỹ và EU sẽ tìm cách sử dụng thuế quan, thường được sử dụng trong các tranh chấp thương mại, để tiếp tục chương trình nghị sự về khí hậu.

Theo nguồn tin của SCMP, ý tưởng này vẫn đang ở giai đoạn ban đầu và chưa được đề xuất chính thức. Chương trình này sẽ được Mỹ đưa vào một bản thỏa thuận chung với EU, dự kiến được công bố sớm nhất vào cuối năm 2023.

Khuôn khổ mới, được xây dựng dựa trên một thỏa thuận liên quan giữa Mỹ và EU vào năm ngoái, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc, nhà sản xuất thép và nhôm lớn nhất thế giới, cũng như các quốc gia gây ô nhiễm lớn khác.

Kế hoạch thuế quan có thể sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Washington, đặc biệt là vào thời điểm hai nước cam kết hợp tác để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc hợp tác cũng sẽ kéo EU và Mỹ lại gần nhau hơn khi hai bên đang gặp phải những khó khăn về thương mại, đặc biệt sau khi luật khí hậu của Mỹ bị EU cho rằng “phân biệt đối xử” với các ngành công nghiệp của khu vực này.

Theo SCMP, không rõ chính quyền Biden sẽ sử dụng thẩm quyền pháp lý nào để thực hiện các mức thuế mới. Nguồn tin trong ngành tiết lộ câu hỏi này đang được giải quyết trong các cuộc đàm phán với EU, cũng như với các đại diện của ngành liên quan. Nhà Trắng cũng đang thảo luận với các nhà lập pháp về các cơ quan chức năng mới.

Nỗ lực thương mại tập trung vào khí hậu của Mỹ và EU lần đầu tiên được nêu ra vào tháng 10/2021, khi hai bên giải quyết tranh chấp chính về thuế quan thép và nhôm do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt vì lý do an ninh quốc gia.

Một cách tiếp cận đối với các mức thuế mới tiềm năng có thể là chuyển đổi cuộc điều tra hiện tại theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại, được coi là cơ sở căn bản cho sự áp đặt của chính quyền ông Trump đối với thép và nhôm châu Âu vào năm 2018, thành một cuộc điều tra mới nhằm vào lượng khí thải carbon và năng suất dư thừa.

Điều này sẽ tạo cho Nhà Trắng vỏ bọc hợp pháp để tiến lên phía trước mà không cần phải đợi một cuộc điều tra mới kết thúc.

Các quan chức Mỹ vẫn đang cân nhắc mức thuế suất hoặc dải thuế suất sẽ được áp dụng cho các quốc gia khác, đồng thời Washington đã nói với các quan chức EU rằng họ muốn thỏa thuận này có tính ràng buộc về mặt pháp lý, theo SCMP.

Đối với chính quyền ông Biden, thỏa thuận độc nhất vô nhị này sẽ là một phần trong những gì Nhà Trắng mô tả là chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm, vì nó tập trung vào việc bảo vệ các ngành công nghiệp then chốt và người lao động của họ, cả ở Mỹ và châu Âu.

Xem thêm >> Giá cổ phiếu giảm, Morgan Stanley khuyên mua chứng khoán Trung Quốc trong 2023

Theo SCMP
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.