Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 30/8, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tiến hành tuyên bản án sơ thẩm đối với 28 bị cáo trong vụ “thâu tóm” hai lô “đất vàng” 43ha và 145ha xảy ra tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Theo hội đồng xét xử, tội phạm của vụ án được diễn ra ở nhiều nơi khác nhau. Vụ án này do Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố và được Tòa án nhân dân TP. Hà Nội xét xử công khai.
Qua đánh giá toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ án cùng diễn biến tại phiên tòa, hội đồng xét xử quyết đinh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Minh (cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2) 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, 13 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Như vậy, tổng hình phạt mà hội đồng xét xử tuyên phạt đối với bị cáo Minh là 27 năm tù.
Ông Trần Văn Nam (cựu bí thư Tỉnh ủy Bình Dương) và ông Trần Thanh Liêm (cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) đều bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các bị cáo khác bị tuyên mức án tương xứng với hành vi phạm tội, theo đúng tội danh như viện kiểm sát đã truy tố.
Theo nhận định của hội đồng xét xử, Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty 3/2) là doanh nghiệp nhà nước, do Tỉnh ủy Bình Dương trực tiếp quản lý. Tổng công ty là đối tượng được các cơ quan chuyên môn của nhà nước giám sát.
Hội đồng xét xử nhận định, cơ chế quản lý đối với Tổng công ty 3/2 là rất chặt chẽ, vì vậy Tổng công ty 3/2 phải tuân thủ các quy định của pháp luật, của nhà nước, của Luật Doanh nghiệp và nhất quán tuân thủ mọi cơ chế…
Trong quá trình xét xử, hội đồng xét xử nhận thấy lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cơ bản phù hợp với lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, của các nhân chứng, những người liên quan trong vụ án.
Cụ thể, từ năm 2011, khi Tổng công ty 3/2 xin được giao hai mảnh đất tại khu liên hợp tỉnh gồm 43ha đất xây khu dân cư Tân Phú và 145ha để xây sân golf, nghỉ dưỡng, hồ sơ gửi đến cơ quan thuế và Lê Văn Trang (khi đó là cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương) cùng thuộc cấp đã đề xuất đơn giá gần 52.000 đồng/m2 theo quy định.
Nhóm bị cáo từng là cán bộ tại UBND tỉnh Bình Dương biết rõ cơ quan thuế tỉnh lấy quy định của năm 2006 để áp cho năm 2012 là sai nhưng vẫn phê duyệt. Trong đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam bị cáo buộc “biết sai nhưng vẫn giao đất”. Hành vi này gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 761 tỷ đồng.
Từ năm 2015, khi Tổng công ty 3/2 thực hiện cổ phần hóa, thời điểm đó, Tỉnh ủy Bình Dương ra văn bản yêu cầu chuyển khu đất 43ha nói trên về Công ty Impco. Khu đất 145ha dự kiến xây sân golf được yêu cầu “phải giữ lại sau khi cổ phần hóa”. Các bị cáo được xác định đã làm ngược lại yêu cầu trên nhằm hưởng lợi từ các khu đất.
Tại khu đất 43ha, Nguyễn Văn Minh thống nhất với con rể là Nguyễn Đại Dương cùng các đồng phạm bán trái phép bằng cách mang đi góp vốn liên doanh tại Công ty Tân Phú. Sau đó, Nguyễn Văn Minh bán khu đất này cho Công ty Tân Phú với giá 250 tỷ đồng. Tiếp đó, Tổng công ty 3/2 cũng bán nốt 30% cổ phần của mình tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc với giá 161 tỷ đồng. Tài sản này sau đó được bán cho Công ty Kim Oanh.
Tại khu 145ha, Nguyễn Văn Minh và con gái là Nguyễn Thục Anh cũng tìm cách thâu tóm bằng cách mang đi liên doanh, góp vốn. Tỉnh ủy yêu cầu khu đất phải để lại Tổng công ty 3/2 sử dụng sau khi cổ phần hóa nhưng Nguyễn Văn Minh đưa cả 145ha vào danh mục “tài sản chờ thanh lý” để không xác định giá trị quyền sử dụng đất.
Khu đất sau đó được góp vốn vào Công ty Tân Thành rồi “đẩy đi đẩy lại” giữa các doanh nghiệp "sân sau" của Nguyễn Văn Minh.
Với hành vi tham ô tài sản, sau khi không đưa 145ha vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, Nguyễn Văn Minh chỉ đạo hoàn tất thủ tục để thay đổi quyền sử dụng đất từ Tổng công ty 3/2 sang tên Công ty Tân Thành.
Theo hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức. Hơn nữa, các bị cáo đều là những người có trách nhiệm, biết rõ quy định sử dụng tài sản công nhưng vì động cơ vụ lợi đã gây thiệt hại đặc đặc biệt lớn.
Xét vai trò, hành vi phạm tội của từng bị cáo trong vụ án, hội đồng xét xử xét thấy bị cáo Nguyễn Văn Minh với chức vụ chủ tịch Tổng công ty 3/2, chịu trách nhiệm cao nhất tại đơn vị nhưng với động cơ vụ lợi, bị cáo Minh đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện loạt hành vi sai phạm; đã cố ý vi phạm điều lệ của Tổng công ty 3/2, tạo điều kiện cho công ty sân sau. Hành vi này trực tiếp gây thất thoát cho nhà nước số tiền hơn 1.850 tỷ đồng. Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Minh là người chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác nên cần phải chịu trách nhiệm chính.
Đối với bị cáo Trần Văn Nam, theo hội đồng xét xử, với chức vụ bí thư Tỉnh ủy, tại cuộc họp của Tỉnh ủy, bị cáo Nam biết rõ việc chuyển nhượng của Tổng công ty 3/2 là trái với quy định của Tỉnh ủy nhưng vẫn đưa ra những quyết định sai phạm.
Bị cáo Trần Thanh Liêm với chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Dù biết rõ việc chuyển nhượng là trái quy định nhưng bị cáo không có quyết định ngăn chặn mà vẫn tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Minh thực hiện một loạt hành vi sai phạm.
Trong vụ án này, hội đồng xét xử xác định Nguyễn Đại Dương (con rể của bị cáo Nguyễn Văn Minh - PV) nhờ ông Dương Đình Tâm đứng tên hộ cổ phần tại Công ty Âu Lạc. Dương có vai trò xuyên suốt, thúc đẩy, tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Minh và các đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Dương là đồng phạm với bị cáo Minh như cáo trạng truy tố là không oan.
Đối với tội danh “Tham ô tài sản”, hội đồng xét xử nhận định Nguyễn Văn Minh là người khởi xướng, đưa ra chủ trương mua lại cổ phần, gây thiệt hại cho Tổng công ty 3/2 hơn 815 tỷ đồng; số tiền này được sử dụng cá nhân và chia cho các đồng phạm. Ngoài ra, liên quan đến bị cáo Nguyễn Thục Anh (con gái bị cáo Nguyễn Văn Minh - PV), theo hội đồng xét xử, Thục Anh đã giúp sức và thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Minh…
Ngoài Nguyễn Đại Dương, hội đồng xét xử xét thấy các bị cáo đều ăn năn hối cải nên được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo đúng quy định của pháp luật.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.