Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 27/12, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Bị cáo Phan Huy Anh Vũ, cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cựu giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, bị đề nghị 19-21 năm tù về hai tội nhận hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo viện kiểm sát, ông Vũ có nhiều hành vi vi phạm quy định đấu thầu, giúp Công ty AIC trúng 16 gói thầu mua sắm thiết bị y tế, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng. Bị cáo còn nhiều lần nhận hối lộ từ AIC với tổng số tiền 14,8 tỷ đồng.
Tự bào chữa cho mình, Phan Huy Anh Vũ cho hay bản thân rất tận tâm đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.
“Xin phép xây dựng một công trình nhóm A là rất lớn, bị cáo ngày đêm chạy ra Hà Nội và chạy về để xin… Bị cáo thức đêm, ngày không ăn cơm để lo cho bệnh viện, từng viên đá không đạt chất lượng bị cáo cũng bắt thay…”, cựu giám đốc sở nói.
Về việc Công ty AIC liên tiếp trúng các gói thầu, bị cáo Vũ khẳng định không biết việc công ty này thiết lập “quân xanh, quân đỏ”. Thời điểm triển khai dự án, AIC là một trong những công ty bán thiết bị lớn nhất tại Việt Nam, bị cáo chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả cũng như tiến độ dự án.
Về hành vi nhận hối lộ 14,8 tỷ đồng, ông Vũ nói mình không phải "sâu dân, mọt nước”, bởi đã dùng số tiền này để thuê công ty, chuyên gia về vận hành bệnh viện, trả lương rất cao.
"Bị cáo đứng ở đây chỉ mong quan tòa có cái nhìn công tâm. Một mức án mà trên 10 năm thì bị cáo không còn hy vọng gì", bị cáo nói và mong HĐXX chỉ xử mình một tội danh.
Cựu giám đốc sở còn trình bày bản thân nhiều năm bị bệnh tiểu đường, đang suy thận, hằng ngày phải tiêm để duy trì sự sống…, mong được tòa cân nhắc khi quyết định hình phạt.
Trong khi đó, về phần mình, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty AIC, bị viện kiểm sát đề nghị 8-9 năm tù về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Viện kiểm sát cáo buộc bà Nga cùng Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC, tiếp xúc các lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nhờ tạo điều kiện cho công ty tham gia dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh. Bà Nga sau đó cùng nhân viên AIC thực hiện chuỗi hành vi gian lận, thông thầu để giúp công ty trúng hàng loạt gói thầu y tế.
Ngoài vụ án này, bà Nga hiện đang bị điều tra trong ba vụ án khác cũng về vi phạm đấu thầu, xảy ra tại Cần Thơ, Quảng Ninh và Tây Ninh.
Bào chữa cho phó tổng giám đốc AIC, luật sư cho hay, thời điểm xảy ra vụ án, bà Nga khi ấy chỉ là lãnh đạo Ban 1 của Công ty AIC, chưa phải phó tổng giám đốc, chỉ là người “làm công ăn lương” và làm việc theo giấy ủy quyền.
Vụ án này, trước khi xét xử, các lãnh đạo cao nhất của Công ty AIC đã bỏ trốn, luật sư cho rằng “trách nhiệm đè nặng lên bị cáo Nga”, mong tòa xem xét việc này.
Ngoài ra, theo luật sư, cần phải làm rõ bản chất về mối quan hệ của bà Nga với nhóm quan chức Đồng Nai. Trong các lần gặp gỡ, bà Nga chỉ tham gia cùng bà Nhàn để giới thiệu sản phẩm, công nghệ, nên đây là việc làm bình thường của doanh nhân, không bị pháp luật nghiêm cấm.
Bị cáo cũng khai "không được phép liên hệ, tiếp xúc trực tiếp với bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh khi không có bà Nhàn". Vì thế, viện kiểm sát cáo buộc bà Nga nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để đặt vấn đề giúp đỡ cho AIC trúng thầu là chưa đủ cơ sở…
Đáng chú ý, tại phiên toà, bị cáo Nga không xin giảm nhẹ hình phạt cho bản thân nhưng đề nghị tòa cho trình bày về sáu bị cáo từng là nhân viên dưới quyền tại Công ty AIC.
Bà Nga khẳng định những bị cáo này chỉ là nhân viên, vai trò phạm tội không đáng kể, mong tòa xem xét cho hưởng mức án nhẹ hơn đề nghị của viện kiểm sát.
Bào chữa cho cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái, luật sư cho rằng, trước khi bị khởi tố, ông Thái đã có đơn tự nguyện khai báo hành vi phạm tội của mình, khai báo hành vi đưa hối lộ của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Luật sư cho hay, ông Thái nhắn nhủ luật sư việc mình thừa nhận tội danh như cáo trạng truy tố, đề nghị luật sư chỉ trình bày các tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Trình bày các tình tiết giảm nhẹ tội của thân chủ, luật sư cho rằng, bị cáo Đinh Quốc Thái có 52 huân huy chương, bằng khen, gia đình có công với cách mạng. Bị cáo đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi bị khởi tố. Bản thân bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, đồng ý tội danh, giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra, thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn hối cải...
Theo luật sư, việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo Thái cần phải đánh giá toàn diện bối cảnh, tính chất, quá trình và thời điểm bị cáo nhận tiền; đồng thời căn cứ vào các quy định có liên quan để xác định mức độ phạm tội của bị cáo.
Theo quan điểm của luật sư: “Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã bị nhiều tai tiếng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và gia đình, đây là hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho ông Thái. Hình phạt này sẽ đi theo ông Thái đến suốt cuộc đời còn lại”.
Vẫn theo luật sư, sự chuyển biến tích cực của con người mới là quan trọng. Ông Thái đã nhận thức được hành vi phạm tội của bản thân, đã tố giác hành vi phạm tội của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nên cần cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng.
Được quyền tự bào chữa, bị cáo Đinh Quốc Thái trình bày: "Bị cáo suy nghĩ đơn giản nên phạm tội. Bị cáo đã thành khẩn nhận tội, nhận sai phạm trước cơ quan điều tra, đã chủ động khai báo. Với bị cáo, chỉ cần thêm tình tiết giảm nhẹ liên quan đến thành tích của bản thân và gia đình. Còn phần làm rõ điều này điều kia, bị cáo đã nhận tội thì bị cáo không yêu cầu nữa”.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng chân thành cảm ơn hội đồng xét xử, quý viện đã xét xử vụ án một cách công minh. Bị cáo mong hội đồng xét xử và viện kiểm sát quan tâm đến các cộng sự của bị cáo, cho họ được hưởng khoan hồng cao nhất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.