Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng ra tòa trong vụ gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng
Hà Thạch -
21/04/2025 10:11 (GMT+7)
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi...
Sáng 21/4, Toà án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim cùng 10 bị cáo khác trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ra tòa sáng 21/4
Theo cáo trạng, ông Vượng trong thời gian làm Thứ trưởng Bộ Công Thương, được giao phụ trách Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, từ ngày 31/8/2018 - 6/4/2020 đã trực tiếp chỉ đạo tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Vượng biết rõ các chủ trương của Chính phủ (Nghị quyết 115/NQ-CP), chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận đối với các dự án điện mặt trời.
Ông Vượng bị cáo buộc có "động cơ vụ lợi" nhận 1,5 tỷ đồng của ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trung Nam - Thuận Nam, cố ý chỉ đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi và thống nhất chủ trương đề xuất cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch, xin cơ chế giá 9,35 cent/kWh cho dự án này.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái công vụ của ông Vượng đã dẫn đến hậu quả thiệt hại cho EVN hơn 1.043 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phương Hoàng Kim, cáo trạng xác định, trong thời gian làm Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, từ ngày 31/8/2012- 6/4/2020, bị cáo Kim được giao làm Tổ trưởng Tổ soạn thảo trực tiếp thực hiện việc xây dựng Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bị cáo Kim biết rõ các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận, đối với các dự án điện mặt trời. Nhưng vì muốn tạo điều kiện không chính đáng cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được bổ sung quy hoạch để hưởng giá điện ưu đãi 9,35 UScents/kWh, bị cáo Kim đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý đẩy trách nhiệm cho ông Đỗ Đức Quân (Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) làm Tổ trưởng Tổ soạn thảo nhưng không được Hoàng Quốc Vượng đồng ý.
Cơ quan công tố xác định, bị cáo Phương Hoàng Kim không chỉ đạo Tổ soạn thảo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xây dựng Dự thảo Quyết định số 13 theo đúng Nghị quyết 115/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; không báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về nội dung Dự thảo trái với Nghị quyết số 115/NQ-CP mục đích để Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi; trực tiếp tham mưu, đề xuất bổ sung quy hoạch và giá điện ưu đãi cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái công vụ của ông Kim góp phần dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho EVN…
Đối với nhóm cựu cán bộ thuế của Bình Phước, cơ quan truy tố xác định, các bị cáo nêu trên biết rõ Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, Bình Phước không đủ điều kiện để hoàn thuế GTGT theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, vì muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các bị cáo vẫn thực hiện các thủ tục hoàn thuế dẫn đến hậu quả thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 145 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong cáo trạng, viện kiểm sát nêu quan điểm không xem xét, xử lý với 15 cán bộ tại Bộ Công Thương, 5 người tại Bộ Tư pháp, 7 người tại Văn phòng Chính phủ và một số cá nhân có liên quan khác.
Trong đó, các ông: Trần Tuấn Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương (2016-2021); ông Trịnh Đình Dũng, cựu Phó thủ tướng; ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Theo cáo trạng, ông Trần Tuấn Anh liên quan đến việc ký tờ trình ban hành quyết định số 13/2020 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; cựu Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan đến việc ký ban hành quyết định số 13.
Căn cứ kết quả điều tra xác định ông Trần Tuấn Anh và ông Trịnh Đình Dũng không được báo cáo nội dung về diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi rộng hơn so với nghị quyết số 115/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trần Tuấn Anh và ông Trịnh Đình Dũng có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp, cáo trạng nêu. Do đó, viện kiểm sát không xem xét xử lý đối với ông Trần Tuấn Anh và ông Trịnh Đình Dũng.
Tương tự, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và ông Nguyễn Cao Lục (cựu Phó chủ nhiệm) cùng một số cựu cán bộ có liên quan trong việc thẩm định dự thảo quyết định số 13. Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định những người trên không biết nội dung trong quyết định số 13 trái với nghị quyết số 115 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ về việc các cá nhân này nhận tiền, lợi ích vật chất khác tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp làm trái quy định. Do đó, không xem xét xử lý.
(VNF) - Chính phủ đề xuất mở rộng việc chỉ định thầu, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng dễ dẫn đến phát sinh cơ chế xin - cho, giao thầu trong phạm vi hẹp cho một số doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thân hữu.
(VNF) - Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh với quốc tế.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm đã đưa hối lộ hơn 71 tỷ đồng để Công ty không bị gây khó khăn trong quá trình cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế.
(VNF) - Ba nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; tài chính; khoa học - công nghệ được lựa chọn trình Quốc hội để chất vấn. Quốc hội sẽ chọn 2/3 nhóm lĩnh vực này và chất vấn 2 bộ trưởng.
(VNF) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, việc lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho vay là 'thất bại ngay từ khâu thiết kế', không ai dám cho vay và cho vay cũng không thu lại được tiền.
(VNF) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký tờ trình báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
(VNF) - Nhắc đến hình ảnh trên phim về một ông giám đốc béo tròn và một cô thư ký xinh đẹp, ông Đậu Anh Tuấn khẳng định đây là một cách nhìn méo mó về doanh nhân và hoạt động kinh doanh.
(VNF) - Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: "Có những việc khó có thể không làm được nhưng đấy là trên nền tảng tư duy thông thường. Còn bây giờ chúng ta đã làm Nghị quyết 68 trên một nền tảng tư duy rất đổi mới".
(VNF) - Nhà nước mở rộng để doanh nghiệp tư nhân tham gia làm các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp nền tảng…
(VNF) - Theo Phó Thủ tướng, các bộ, cơ quan cơ bản ủng hộ, hoan nghênh đối với đề xuất của VinSpeed về việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Theo dự thảo luật, trưởng công an xã và chủ tịch UBND cấp xã mới sẽ được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ngang trưởng công an và chủ tịch UBND cấp huyện.
(VNF) - Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9. Trong đó, dự kiến kỳ họp sẽ bế mạc sớm hơn.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết dự thảo luật mới cho phép Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo cấp xã khi phát hiện trì trệ, né tránh hoặc phát sinh tình huống khẩn cấp, nhằm bảo đảm điều hành thông suốt, hiệu quả.
(VNF) - TS. Trần Khắc Tâm, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trần Liên Hưng nói: Hai từ khóa tôi kỳ vọng ở các văn bản thể chế hoá Nghị quyết 68 chính là “cởi trói” và “dẫn dắt” để kinh tế tư nhân xứng đáng được coi là động lực quan trọng nhất.
(VNF) - Trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tăng cả quy mô dân số và diện tích tự nhiên, đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh.
(VNF) - Thị phần của Sabeco đã thu hẹp trong quý I, sau khi đi ngang trong năm 2024. Doanh nghiệp dự kiến tăng nhẹ ngân sách quảng cáo để đón đầu mùa cao điểm tiêu thụ vào mùa hè.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
(VNF) - Nhiều đại biểu đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của HĐND đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cho rằng đây là công cụ giám sát quan trọng, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan tư pháp địa phương.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp bình ổn thị trường, xử lý nghiêm vi phạm và sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng.
(VNF) - Chính phủ đề xuất mở rộng việc chỉ định thầu, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng dễ dẫn đến phát sinh cơ chế xin - cho, giao thầu trong phạm vi hẹp cho một số doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thân hữu.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.