'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng 9/1973, Việt Nam thiết lập quan hệ Ngoại giao với Nhật Bản, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, giao lưu văn hóa… sau đó liên tục được mở rộng và phát triển. Sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được nâng cao.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam về ODA, đầu tư và thương mại… Cựu Thủ tướng Shinzo Abe rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và đã có những đóng góp quan trọng cho những thành tựu của hai nước.
Ông Shinzo Abe, vị Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất Nhật Bản.
Tháng 9/2006, ở tuổi 52, ông Shinzo Abe đã trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất ở Nhật Bản sau chiến tranh. Tới tháng 9/2012, ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử, trở thành Thủ tưởng Nhật Bản đầu tiên tái nhiệm kể từ năm 1948. Ông tiếp tục tái đắc cử vào các năm 2014 và 2017. Đến tháng 9/2020, ông từ chức vì căn bệnh viêm loét đại tràng tái phát.
Có thể nói, trong quá trình tại vị của mình, ông Shinzo Abe được coi là biểu tượng của tuổi trẻ và thay đổi. Sau một thời gian dài trì trệ, kế hoạch về phục hồi kinh tế Nhật Bản của ông (Abenomics), gồm nới lỏng tài khóa, nới lỏng tiền tệ và cải tổ cấu trúc quy mô lớn đã có những thành công nhất định.
Chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp, giúp các hãng xuất khẩu có thêm lợi nhuận, tăng lương cho người lao động và thúc đẩy công ăn việc làm.
Luôn sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam.
Tháng 11/2006, ông Shinzo Abe đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam khi vừa đắc cử Thủ tướng. Dịp này, việc hai bên ra Tuyên bố chung “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” cho thấy ông rất coi trọng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.
Trong nhiệm kỳ của ông, Nhật Bản sớm trở thành nước tài trợ vốn Hợp tác phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2014 đến 2018, Nhật Bản tài trợ hơn 280 triệu USD vốn ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, môi trường và hành chính công.
Nhật Bản cũng là nhà đầu tư có tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thứ hai tại Việt Nam (lũy kế), là đối tác du lịch thứ ba của Việt Nam, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Trên trường quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp chặt chẽ trong chương trình nghị sự ở Liên hợp quốc, ASEAN, hợp tác sông Mekong…
Về vấn đề an ninh, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam tích cực và hiệu quả, như hỗ trợ lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam, mà gần nhất là việc xúc tiến dự án giao 6 tàu tuần tra cho Việt Nam và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận cho vay 345 triệu USD để hiện thực hóa cam kết đó. Nhờ đó, rất nhiều người Việt Nam đã có cơ hội làm việc tại Nhật Bản, nhiều gia đình đã thoát nghèo, nhiều địa phương cũng có thêm nguồn lực cho phát triển.
Ông Abe đã thăm chính thức Việt Nam tổng cộng 4 lần (vào năm 1993, tháng 11/2006, tháng 1/2013 và tháng 1/2017).
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam vào tháng 2/2019, ông đã từng nhắc tới sự đón tiếp nồng ấm của Chính phủ và người dân khi ông tới thăm đất nước Việt Nam. Ông chia sẻ rằng: “Trong ấn tượng của người Nhật Bản, dân tộc Việt Nam là dân tộc rất cần cù, thông minh, tính kiên nhẫn cao và đặc biệt tình cảm của người Việt Nam rất ấm áp, vì vậy tôi rất muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước”.
Chiều 8/7/2022, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới không khỏi bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ông là một nhân cách lớn, một hình tượng tốt đẹp và là người bạn chân thành với người dân Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.