Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đối với nhóm bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165-Bộ luật Hình sự năm 1999, Tòa tuyên phạt Lê Bạch Hồng (sinh năm 1954, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) 6 năm tù; Nguyễn Huy Ban (sinh năm 1948, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và Nguyễn Phước Tường (sinh năm 1951, nguyên Trưởng ban Kế hoạch-Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cùng bị phạt 14 năm tù.
Hai bị cáo nguyên là Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch-Tài chính (nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư) thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Hoàng Hà (sinh năm 1976) bị phạt 7 năm tù và Trần Tiến Vỹ (sinh năm 1957) bị phạt 3 năm tù.
Ngoài án phạt tù, các bị cáo còn bị Tòa tuyên buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn dân sự là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (sinh năm 1979, nguyên là chuyên viên, sau là Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch-Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị Tòa tuyên phạt 24 tháng tù treo, thời gian thử thách là 48 tháng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285-Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bản án sơ thẩm nhận định, hai bị cáo Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Một trong các nhiệm vụ của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là phụ trách Bảo hiểm xã hội Việt Nam về quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội, phụ trách cho vay vốn, bảo toàn, tăng trưởng vốn của Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ an sinh, hình thành từ nguồn thu đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước, được sử dụng để giải quyết quyền lợi cho người lao động trên cả nước.
Việc đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định rõ về nguyên tắc phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Xuất phát từ nguyên tắc đó, pháp luật quy định chặt chẽ về đối tượng được vay vốn từ quỹ Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào quy định pháp luật, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức sự nghiệp, không phải là tổ chức tài chính, tín dụng nên ALC II (là tổ chức tín dụng phi ngân hàng) không được vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khi thực hiện đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam không được phép cho ALC II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng vay vốn. Việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay vốn là vi phạm quy định pháp luật.
Các bị cáo Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng đều thừa nhận không có quy định nào cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho các đơn vị, tổ chức vay vốn mà chỉ cần có bảo lãnh. Mặc dù vậy, các bị cáo Ban, Hồng với tư cách là Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn quyết định cho ALC II vay vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội chỉ căn cứ vào bản Thỏa thuận số 01 (giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Agribank về vay vốn và bảo lãnh) và các thư bảo lãnh của Agribank.
Hành vi của các bị cáo là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong việc cho ALC II vay vốn. Hội đồng xét xử khẳng định, hành vi của các bị cáo cho ALC II vay vốn không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, trái quy định của pháp luật, ALC II không có khả năng thanh toán nợ của 13 hợp đồng vay vốn dẫn đến hậu quả mất vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đến nay, ALC II đã bị tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, có căn cứ xác định hành vi cố ý làm trái trong việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay vốn do các bị cáo trong vụ án thực hiện với hậu quả xảy ra có mối quan hệ nhân quả.
Căn cứ quy định của pháp luật, việc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Huy Ban giữ vai trò chính, là người quyết định cho ALC II vay vốn, trực tiếp ký và chỉ đạo thực hiện 14 hợp đồng cho ALC vay vốn trái quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Hành vi của bị cáo gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn với số tiền hơn 1.263 tỷ đồng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bị cáo Lê Bạch Hồng đóng vai trò sau bị cáo Nguyễn Huy Ban. Bị cáo Hồng là người quyết định cho ALC II vay vốn, trực tiếp ký và chỉ đạo thực hiện 2 hợp đồng cho ALC II vay vốn trái quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Hành vi của bị cáo Lê Bạch Hồng gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn với số tiền hơn 434 tỷ đồng. Bị cáo Nguyễn Phước Tường là người khởi xướng, giữ vai trò xuyên suốt trong vụ án, tham mưu cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc cố ý làm trái để các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội; là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, chỉ đạo các nhân viên dưới quyền của mình thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của Tường gây hậu quả đặc biệt lớn với số tiền hơn 1.697 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, nguyên đơn dân sự là Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Agribank phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng số tiền là hơn 1.651 tỷ đồng. Agribank không đồng ý bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Về nội dung này, Hội đồng xét xử nhận thấy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II (là công ty trực thuộc Agribank) vay tiền, được sự bảo lãnh thanh toán nợ vay của Agribank.
Đối với khoản nợ có bảo đảm thì Agribank có trách nhiệm thanh toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay trên cơ sở bảo lãnh của Agribank thì dù giao dịch giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ALC II trái quy định của pháp luật, không hợp pháp nên bị vô hiệu ngay từ thời điểm xác lập thì cũng không làm vô hiệu nghĩa vụ bảo lãnh của Agribank theo quy định tại Điều 410, khoản 2 - Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 407, khoản 2 - Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đến nay, ALC II đã bị tuyên bố phá sản, nghĩa vụ về tài sản của Agribank là người bảo lãnh đối với số tiền có bảo đảm đã được xác định trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật số 1009/2018/QĐ-TBPS ngày 31/7/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và quyết định số 27/2019/QĐ-PT ngày 6/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản.
Vì vậy, Hội đồng xét xử buộc Agribank phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam số tiền hơn 862 tỷ đồng (gồm 446 tỷ đồng tiền gốc và 416 tỷ đồng tiền lãi). Căn cứ quá trình thực hiện 14 hợp đồng vay vốn giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ALC II, tính đến ngày 31/7/2018 (ngày Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tuyên bố phá sản đối với ALC II), ALC II còn nợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng số tiền hơn 1.697 tỷ đồng (cả tiền gốc và tiền lãi).
Thời điểm xác định thiệt hại là thời điểm ALC II tuyên bố phá sản nên xác định được số tiền thiệt hại của vụ án là hơn 1.697 tỷ đồng. Các bị cáo trong vụ án có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, về nguyên tắc phải bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hội đồng xét xử xác định số tiền thiệt hại của vụ án là hơn 1.697 tỷ đồng, trong đó Agribank phải có trách nhiệm bồi thường cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam số tiền hơn 862 tỷ đồng. Số tiền còn lại là 835 tỷ đồng thuộc trách nhiệm các bị cáo phải bồi thường, do đã có lỗi cố ý.
Cụ thể, 5 bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường là Nguyễn Huy Ban 292 tỷ đồng, Lê Bạch Hồng 150 tỷ đồng, Nguyễn Phước Tường 292 tỷ đồng, Hoàng Hà 60 tỷ đồng và Trần Tiến Vỹ 40 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.