'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Theo Thủ tướng, kinh tế năm 2022 đã đạt được nhiều thành tựu. Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4%. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt khoảng 11%, tập trung nhiều cho sản xuất kinh doanh.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%; ước cả năm đạt khoảng 8% (mục tiêu là 6% - 6,5%). Tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,99%, công nghiệp và xây dựng đạt 9,44%, dịch vụ đạt 10,57%; khu vực dịch vụ phát triển sôi động trở lại nhờ kiểm soát được dịch bệnh. Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương, trong đó nhiều địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ; ước cả năm vượt 14,3%, tăng 2,9% so với năm 2021. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt trên 558 tỷ USD, tăng 15%; xuất siêu 6,76 tỷ USD. Năng lượng đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Lương thực, thực phẩm được bảo đảm, trong 9 tháng xuất khẩu trên 5,4 triệu tấn gạo, xuất khẩu nông sản đạt 40,8 tỷ USD.
Thị trường lao động phục hồi nhanh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 12,5%; vốn FDI thực hiện đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,3%. Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, trong 9 tháng có hơn 163 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại, tăng 38,6%, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Thủ tướng cho biết chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia được tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong 9 tháng đã thực hiện được hơn 60 nghìn tỷ đồng (trong đó, số tiền miễn thuế, phí, lệ phí khoảng 40 nghìn tỷ đồng, giải ngân cho vay hỗ trợ tạo việc làm 7 nghìn tỷ đồng), chiếm hơn 20% tổng số vốn của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và giao kế hoạch vốn chi tiết 3 chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 92 nghìn tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Các khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ kịp thời, tạo được chuyển biến tích cực trong triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia; cơ bản hoàn thành 565km đường bộ cao tốc, trong đó đã đưa vào khai thác 365km và thông tuyến 200km. Chính phủ phấn đấu trong tháng 12/2022 sẽ khởi công xây dựng 12/12 dự án thành phần với chiều dài 729km của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đáng chú ý, Thủ tướng cho biết các ngân hàng thương mại yếu kém, doanh nghiệp thua lỗ, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả kéo dài đã và đang được quyết liệt tháo gỡ, xử lý; thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đạt kết quả tích cực. Đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, đã thu được trên 22 nghìn tỷ đồng; các khoản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế đã thu được gần 16 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát an toàn. Ước tính đến cuối năm 2022, nợ công vào khoảng 43% - 44% GDP (trần là 60%); nợ Chính phủ khoảng 40% - 41% GDP (trần là 50%) và nợ nước ngoài quốc gia khoảng 40% - 41% GDP (trần là 50%).
Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, Moody’s nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam lên Ba2 với triển vọng “ổn định”; S&P nâng hạng lên BB+ với triển vọng “ổn định”; Fitch Ratings xếp hạng BB với triển vọng “tích cực”. Nikkei Asia đánh giá chỉ số phục hồi Covid-19 của Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới. Moody’s, IMF, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 lần lượt là 8,5%, 7,2% và 7%.
Cũng theo Thủ tướng, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được đặc biệt quan tâm chỉ đạo; chủ động, tích cực xây dựng, trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, cơ bản bảo đảm tiến độ và chất lượng. Công tác xây dựng quy hoạch được chú trọng thúc đẩy; đã lập, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, một số quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương.
Trong đó, đã có 38/38 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; 4 quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt; 15/38 quy hoạch ngành quốc gia đã lập xong, lấy ý kiến, trình thẩm định; 42 quy hoạch tỉnh đã được lập xong, bao gồm 11 quy hoạch đã được phê duyệt; 7 quy hoạch tỉnh đã thẩm định xong và đang hoàn thiện hồ sơ để trình phê duyệt; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhiệm vụ lập quy hoạch 5 vùng; Chính phủ đang hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua quy hoạch tổng thể quốc gia.
Ngoài ra, việc rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được triển khai tích cực, hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; từng bước hoàn thiện hệ thống dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số, tiết giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.