Đánh thức sông Sài Gòn: Không chỉ TP.HCM, kinh tế cả vùng cùng hưởng lợi
(VNF) - Sông Sài Gòn như một “dải lụa” uốn lượn qua Tây Ninh, Củ Chi đến trung tâm TP.HCM. Con sông này được ví “con đường tơ lụa” hứa hẹn đem đến nguồn lợi tỷ USD cho cả khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng này sẽ mãi là “mỏ vàng bỏ ngỏ” nếu không có sự dẫn đường của quy hoạch chung sắp tới.
- Để sông Sài Gòn trở thành trục tăng trưởng mới của TP.HCM 29/08/2024 07:00
Sông Sài Gòn: “Dòng chảy tơ lụa trên bến dưới thuyền”
Từ thế kỷ XVII, sông Sài Gòn đã song hành cùng sự đổi thay của TP.HCM từ một địa danh không tên tuổi trở thành đô thị sông nước, cảng thị sầm uất, dẫn đầu về giao thương của quốc gia. Một “hòn ngọc Viễn Đông” nức tiếng của cả khu vực.
Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước của TP.HCM đạt gần 450.000 tỷ đồng, GRDP đạt hơn 1.620.000 tỷ đồng với tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm đến 64,9%. Trong đó có rất nhiều hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch và cả bất động sản gắn với yếu tố sông nước mà cụ thể là sông Sài Gòn.
Có thể thấy, suốt vài thế kỷ phát triển của TP, sông Sài Gòn luôn vẫn giữ vai trò quan trọng, là nền tảng thúc đẩy giao thương và luân chuyển hàng hóa của các tuyến hàng hải quốc tế đến - đi từ TP.HCM. Đặc biệt trong bối cảnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, nhu cầu đối với hoạt động thương mại ngày càng lớn, vai trò của sông Sài Gòn càng được phát huy.
Theo KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, đoạn sông Sài Gòn qua khu vực huyện Củ Chi còn là điểm quy tụ dồi dào giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái... Muốn phát huy những tiềm năng, lợi thế đặc thù trên, cần hình thành chuỗi đô thị, thương mại, dịch vụ dọc bờ sông phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.
Mặt khác, sông Sài Gòn ngày nay đang giữ vai trò kết nối thương mại đường thủy quan trọng, nhưng tương lai cần phải là “xương sống”, là dòng chảy “tơ lụa”, là dòng “sông tiền” đem lại giá trị kinh tế bền vững cho cả một vùng đô thị sông nước xanh, hiện đại kéo dài từ Tây Ninh, qua Củ Chi đến trung tâm TP.
Do vậy, hành lang ven sông phải là không gian dịch vụ, du lịch đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương, là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước và là “miền đất hứa” của các nhà đầu tư. Suốt dải sông Sài Gòn với “nóc nhà Nam Bộ” – Núi Bà Đen đến khu sinh thái, di tích lịch sử Củ Chi, tới trung tâm TP sẽ là “dòng chảy” du lịch sinh thái - văn hóa - nghỉ dưỡng khác biệt, cao cấp, trở thành hình mẫu về sức sống sôi động, tấp nập trên bến dưới thuyền của cả khu vực.
Nhấn mạnh về điều này, TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM cho rằng, quy hoạch sông Sài Gòn không chỉ hình thành nên các sản phẩm du lịch, giao thông đường thủy... mà còn phải tạo nên một hệ sinh thái hạ tầng đa dạng gắn chặt với kinh tế ven sông.
Vị tiến sĩ này cũng lưu ý việc phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn không nên chỉ chăm chăm nhìn vào hai bên bờ sông, mà cần nhìn rộng về các lợi ích dọc hành lang sông. Khi đó, xuôi theo dòng chảy của sông sẽ là những không gian phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, logistics đồng bộ, bài bản mà không tách rời khỏi nét đẹp văn hóa, bản sắc của dòng sông.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ, thành phố mong muốn xây dựng tuyến đường chạy dọc sông Sài Gòn từ khu vực trung tâm đến huyện Củ Chi nhằm khai thác tiềm năng kinh tế và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.
Thành phố xác định các ngành kinh tế dịch vụ có tiềm năng phát triển ven sông, bao gồm: giao thông vận tải đường thủy; du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, làng nghề; du lịch đường thủy; khách sạn, ẩm thực; giải trí, du thuyền, thể thao; các hệ sinh thái dịch vụ, kinh tế sáng tạo... hứa hẹn mang lại hàng tỷ USD mỗi năm nếu khai thác tốt mặt nước, bờ sông và quỹ đất ven sông.
Ủng hộ quan điểm này, nhiều chuyên gia đều cho rằng, sông Sài Gòn qua Tây Ninh – Củ Chi - TP.HCM sở hữu tiềm lực có thể đem tới nguồn thu lớn cho cả khu vực. Vì thế, tầm nhìn của các quy hoạch sắp tới cần mở rộng ra cả vùng và liên vùng. Trước mắt cần đặt quyết tâm về một đại lộ 4-10 làn xe bao gồm cả đường bộ và đường sắt đô thị LRT ven sông từ Sài Gòn lên tận Tây Ninh như là một xúc tác kích hoạt động lực Sông Sài Gòn, cũng như hướng đến tầm nhìn xa của thành phố: trở thành hình mẫu thành phố toàn cầu.
Khơi thông dòng chảy, khơi nguồn thịnh vượng cả khu vực
Được so sánh như “con rồng xanh” uốn lượn, sông Sài Gòn vẫn đang không ngừng mang lại nhiều giá trị về kinh tế, là nơi lưu giữ những tài nguyên “vô giá” về văn hóa – lịch sử, sinh thái. Tuy nhiên, dòng sông được đánh giá vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển chưa được khai phá. Bởi vậy, vấn đề cốt lõi và cũng là bài toán mà quy hoạch chung TPHCM giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 cần giải đó là: Làm sao để sông Sài Gòn “thức giấc”, từ đó kinh tế cả vùng TPHCM, Đông Nam Bộ sẽ cùng phát triển.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Kiến trúc sư Tập đoàn Becamex đánh giá, Vùng Đông Nam Bộ là mặt tiền quốc gia, là cửa khẩu, cánh cổng đi ra quốc tế, là điểm kết của hành lang kinh tế xuyên Á. Bởi vậy vai trò vùng Đông Nam Bộ nhìn rộng ra quốc tế đặc biệt quan trọng. Khu vực này luôn đóng góp đến khoảng 40% GDP cả nước. Nhưng điểm “nghẽn” lớn nhất mà vùng đang gặp phải đó là hạ tầng gia tăng tính liên kết vùng, tạo động lực tăng trưởng mới.
Trong khi, quan sát lại vùng đồng bằng sông Hồng, trong 10 năm qua đã đầu tư rất nhiều cho giao thông và liên kết vùng, nhờ đó đồng bằng sông Hồng liên tục trên 10 năm tăng trưởng trên 10%.
"Chúng ta thấy là nếu khai thác được liên kết vùng tốt thì những thứ địa phương này cần, địa phương kia sẽ có. Bằng cách khai thác vùng TP.HCM sẽ khai thác mạnh giá trị về dịch vụ, thương mại, du lịch và logistics rất tốt. Khi các tỉnh càng tăng trưởng thì TP.HCM sẽ càng tăng tốc. Cho nên đây là thế mạnh vùng mà TP.HCM nên khai thác.", KTS Nguyễn Hồng Hải – đại diện Tập đoàn Becamex chia sẻ.
Trong khi, nhận định về yếu tố liên kết vùng này, TS Trần Ngọc Chính – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM nhấn mạnh: “Hướng phát triển TPHCM- Tây Ninh cần được quan tâm bởi trục phát triển này không chỉ là trục văn hóa – du lịch mà còn kết hợp khai thác kinh tế với cửa khẩu Mộc Bài. Tầm nhìn xa, khi quỹ đất trung tâm TPHCM hết, thành phố cũng sẽ cần mở rộng các đô thị vệ tinh đến tận Tây Ninh.”
Và đặc biệt để xứng tầm với quy mô của một thành phố toàn cầu tương lai, TS Trần Ngọc Chính cũng cho rằng trong quy hoạch, 2 bên bờ sông Sài Gòn từ TPHCM qua Củ Chi lên Tây Ninh phải là những tuyến đường quy mô 4-10 làn xe. Và trục hành lang ven sông Sài Gòn này sẽ không chỉ là trục liên kết chuỗi kinh tế quốc tế, mà cũng là trục "xương sống" về du lịch đối với TPHCM. Khi phát triển được trục hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm đường sông, đường bộ, đường sắt song song kết nối từ TPHCM – Củ Chi – Núi Bà Đen - Tây Ninh, sẽ tạo ra không gian "trên bến dưới thuyền" sôi động cho hành lang sông Sài Gòn như cách các thành phố lớn trên thế giới đã thành công nhiều năm nay.
Bởi vậy, kế hoạch cụ thể để “đánh thức” những tiềm lực sẵn có của sông Sài Gòn, khơi dậy sức sống phồn hoa của dòng sông, định hình rõ nét vai trò đầu tàu của TP.HCM trong phát triển kinh tế -xã hội vùng Đông Nam Bộ, tiến đến mục tiêu trở thành top điểm đến hàng đầu châu Á vào năm 2030, thành phố toàn cầu vào năm 2045 là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu, cần được đưa vào Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Bà Nguyễn Thu Trà, Giám đốc dự án quy hoạch chiến lược phát triển hành lang sông Sài Gòn (AVSE Global) cho biết, liên danh tư vấn gồm AVSE Global và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đã phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xây dựng ý tưởng, định hướng và phát triển dọc hành lang sông Sài Gòn, vận dụng kinh nghiệm quy hoạch quản lý sông Seine vào nghiên cứu các quy hoạch mà TP.HCM đang thực hiện.
Theo đó, với độ dài 256 km, riêng đoạn chảy qua TP.HCM khoảng 80 km, sông Sài Gòn được nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển hành lang ven sông với 4 phân khu.
Phân khu 1 (khu Bắc kết nối bản sắc) dài 48km, từ TX.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến ranh giới TP.HCM và tỉnh Tây Ninh.
Phân khu 2 (giao diện trù phú và bao trùm) dài 25km, từ cầu đường sắt đến cầu Thủ Dầu Một.
Phân khu 3 (Thanh Đa trải nghiệm hạnh phúc) dài 13,5km, bao gồm bán đảo Thanh Đa và vùng phụ cận từ Quốc lộ 52 đến đường sắt TP.HCM - Hà Nội.
Phân khu 4 (khu trung tâm cánh cửa tương lai) dài 16km, chạy từ ngã ba sông Đồng Nai/Nhà Bè đến Quốc lộ 52.
Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về quy hoạch TP.HCM 23/08/2024 02:48
- Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội: Điểm nhấn trên trục tăng trưởng mới 01/09/2023 09:33
- Bình Dương: 2.100 tỷ đồng làm 1,8km đường ven sông Sài Gòn 21/08/2024 09:45
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích
(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.
'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'
(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu
Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam
(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.
Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD
(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương
(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.
Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải
(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.
An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương
(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
(VNF) - Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32
(VNF) - Sau Taylor Swift, Selena Gomez là nữ ca sĩ tiếp theo chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú với giá trị tài sản ròng đạt 1,3 tỷ USD theo Bloomberg Billionaires Index.
Ngắm toàn cảnh 'siêu' cảng lớn nhất Miền Bắc
(VNF) - Đến năm 2025, Khu bến cảng Lạch Huyện có 6 bến container và đến năm 2030 có tổng 10-12 bến đáp ứng lượng hàng từ 5,5 - 6,1 triệu Teu.