Đánh thức tiềm lực và chuyện ‘Tiễn ông Sáu Dân đi làm kinh tế’

Lê Nguyễn - 25/06/2018 14:32 (GMT+7)

(VNF) – Dưới tên bài thơ “Đánh thức tiềm lực”, nhà thơ Nguyễn Duy viết lời đề từ: “Tiễn đưa anh Sáu Dân đi làm kinh tế”…

VNF

Sáng nay (25/6), hơn 900.000 thí sinh đã bước vào kỳ thi THPT Quốc gia. Môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Đề văn gồm 2 phần, 6 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.

Phần I của đề thi trích dẫn đoạn đầu bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy và nêu câu hỏi về sứ mệnh của mỗi cá nhân trong việc đánh thức tiềm lực đất nước.

Đoạn thơ như sau:

“Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

 

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

****

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên...”

“Đánh thức tiềm lực” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy, được sáng tác và công bố vào đầu thập niên 80 (của thế kỷ XX).

Không chỉ phản ánh tình hình xã hội đương thời, nói lên nỗi lòng của nhân dân, “Đánh thức tiềm lực” còn là bài thơ gắn liền với chính khách xuất sắc Võ Văn Kiệt khi ông đang đảm nhận chức vụ Bí thư Thành ủy TP. HCM và chuẩn bị ra Trung ương làm Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng Chính phủ.

Trong tùy bút “ Hành trình thơ - Đánh thức tiềm lực” nhà thơ Nguyễn Duy cho biết khoảng đầu thu năm 1982, ông Võ Văn Kiệt sắp sửa thôi giữ chức Bí thư Thành ủy để ra Hà Nội làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước (tức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bây giờ).

Khi đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng chợt nảy sáng kiến họp mặt vài anh em thân thiết (ngay tại căn hộ lụp xụp của ông trong khu tập thể 194B Nam Kỳ Khởi Nghĩa) để mời ông Võ Văn Kiệt đến… chơi!

Cuộc "chơi" hôm đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Trần Long Ẩn, nhà thơ Nguyễn Bá, nhà thơ Nguyễn Duy và ông Võ Văn Kiệt.

“Với nét cười hồn hậu, cởi mở, ông Sáu (bí danh của ông Võ Văn Kiệt) nói rất ít, không một lời ‘huấn thị’, chỉ kể một kỷ niệm vui vui hồi chiến tranh, rồi chăm chú lắng nghe chúng tôi hát và ‘tự do ngôn luận’.

“Nguyễn Quang Sáng nói chuyện viết và lách, viết đã khó, lách còn khó hơn. Trịnh Công Sơn vừa hát tình ca vừa góp ý với lãnh đạo thành phố về vấn đề… ẩm thực. Trần Long Ẩn trổ tài ‘ca bài ca cà chớn’, những ca khúc lời nhại hài hước diễu cợt cả thời đại. Còn tôi, không biết nói gì hơn là ‘xin đọc tặng anh Sáu một bài thơ vừa ráo mực, bài Đánh thức tiềm lực’...", nhà thơ Nguyễn Duy hồi tưởng.

Theo nhà thơ Nguyễn Duy, bài “Đánh thức tiềm lực” đã được ông “thai nghén”  trong nhiều năm trời. Cứ viết lại xóa, lại chỉnh sửa, lại thêm thắt, cho đến giữa năm 1982, bài thơ mới chính thức hoàn thành với độ dài lên tới mấy trăm dòng.

Trong cuộc gặp mặt với ông Võ Văn Kiệt hôm đó, nhà thơ Nguyễn Duy đã “đứng ngay ngắn, nhìn thẳng ông Sáu mà đọc. Tôi thấy ông không cười cười nữa, hơi cúi đầu đăm chiêu với gương mặt bình thản không phơi lộ cảm xúc”.

Khi kết thúc bài thơ, “ai nấy ngồi lặng. Ông Sáu cũng im lặng chốc lát, mới chậm rãi: ‘Nặng lắm. Nhưng chịu được’. Hình như ông vừa trải qua một cuộc tra tấn. Rồi ông tiếp: ‘Nếu kể về cái tiêu cực thì tôi kể cả ngày không hết. Còn nếu kể về cái tích cực thì tôi kể cả tuần cũng không hết. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chống tiêu cực hay biểu dương tích cực. Vấn đề ở đây là con người, là văn hóa. Con người có thức dậy thì đất đai mới thức dậy được...", nhà thơ Nguyễn Duy kể.

Sau cuộc đọc thơ đó, bài thơ “Đánh thức tiềm lực” được tác giả mang đi đọc và phổ biến ở nhiều nơi.

Nhưng cũng phải tới năm 1987, một năm sau Đổi mới, bài thơ “Đánh thức tiềm lực” được chính thức đăng nguyên văn trên báo Tuổi Trẻ, được phát hành khắp trong nước và ngoài nước. Đó cũng là năm bài thơ được “đàng hoàng” in trong tập thơ Mẹ và em cùng với bài viết "Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

“Có một dòng đề từ ngay dưới tên bài thơ, tôi viết thêm sau cuộc đọc thơ vừa kể, để ghi nhớ một kỷ niệm sâu sắc thời kỳ trước đổi mới: ‘Tiễn đưa anh Sáu Dân đi làm kinh tế’. Chính nhờ có những người-đánh-thức-tiềm-lực không biết mệt mỏi, những người dám ‘xé rào cơ chế’, dám ‘chịu nghe’ những gì khác đi, thậm chí là ngược lại cái công thức phát ngôn chính thống, dám hành động vừa quyết đoán vừa nhân tình… như ông Sáu Dân, chúng ta mới có được một con đường đổi mới với những ngày ‘dễ thở hơn’ như hôm nay”, nhà thơ Nguyễn Duy viết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

(VNF) - Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, đã ký thỏa thuận một năm với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft để mua ít nhất 3 triệu thùng dầu mỗi tháng bằng đồng rúp, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này