Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trước thực trạng giá bất động sản (BĐS), nhà ở liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay, Bộ Xây dựng đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, bất động sản và ổn định thị trường. Đáng chú ý, trong đó Bộ Xây dựng đã đề cấp đến vấn đề đánh thuế đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, việc mua đi bán lại nhà đất trong thời gian ngắn để kiếm lời.
Theo Bộ Xây dựng, nhân tố góp phần đẩy giá nhà tăng cao thời gian qua có sự "góp mặt" của một số chủ đầu tư, nhóm nhà đầu tư, đầu cơ và môi giới bất động sản.
Một trong những chiêu trò đẩy giá, được Bộ Xây dựng nhắc đến là trong các phiên đấu giá gần đây, nhiều hội nhóm đầu tư chuyên tham gia đấu giá rồi bán ngay để kiếm lời. Ngoài khu vực đấu giá, có đông môi giới trực chờ kết quả, sẵn sàng chào mua, bán đất với giá chênh 200 - 500 triệu đồng một lô. Việc mua đi bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến, thậm chí mang tính tổ chức, làm tăng mặt bằng giá đất, nhà ở xung quanh.
Bên cạnh đó, một số hội nhóm, nhà đầu tư và các cá nhân môi giới bất động sản nhiễu loạn thông tin thị trường để "thổi giá", tạo giá ảo... và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thao túng tâm lý, lôi kéo đầu tư theo tâm lý đám đông để trục lợi.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho biết, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu không phải là một ý tưởng mới.
Theo bà Hằng, trong bối cảnh hiện nay, khi giá bất động sản có xu hướng tăng, đặc biệt là ở một số phân khúc, Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý cần xem xét áp dụng những biện pháp giúp hạn chế đầu cơ và minh bạch hóa thị trường trong dài hạn. Tuy nhiên, việc này cần có một kế hoạch chi tiết, đánh giá tác động và lựa chọn thời điểm phù hợp để vừa giúp thị trường phát triển bền vững, vừa hỗ trợ nền kinh tế.
Vị chuyên gia của Savills cho rằng, việc áp dụng thuế này đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị toàn diện, không chỉ ở một khu vực cụ thể mà trên toàn quốc. Điều này đòi hỏi sự đồng bộ trong hệ thống quản lý bất động sản và các biện pháp kỹ thuật khác như giao dịch qua ngân hàng và kê khai tài sản.
"Nếu chưa có đủ công cụ và hệ thống quản lý đất đai toàn quốc, việc thực hiện sẽ không đạt hiệu quả cao và có thể làm tổn hại đến mục tiêu phát triển lành mạnh của thị trường", bà Hằng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hằng, việc đánh thuế bất động sản thứ hai có thể khiến giá bán bất động sản tăng, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và sự phục hồi của thị trường.
"Trong bối cảnh hiện tại, khi chúng ta mong muốn đưa giá bất động sản về mức hợp lý, việc tăng giá có thể gây tác động tiêu cực đến sự ổn định của thị trường. Mặc dù luật đã được ban hành nhưng cần có thời gian để điều chỉnh và tính toán thời điểm áp dụng phù hợp, đặc biệt là khi thị trường đã phục hồi hoàn toàn. Việc triển khai cần có kế hoạch toàn diện, đầy đủ công cụ và không thể vội vàng", bà nêu.
Về nguy cơ khủng hoảng, bà Đỗ Thu Hằng nêu rõ đánh thuế bất động sản thứ hai chỉ là một trong nhiều biện pháp, không phải yếu tố duy nhất.
"Mặc dù có thể làm chậm sự phục hồi của thị trường, nhưng với điều kiện hiện nay, đây không phải là biện pháp gây tác động tiêu cực quá lớn. Thị trường vẫn cần nhiều yếu tố khác như nguồn cung, pháp lý... để giải quyết, không chỉ đơn giản là đánh thuế bất động sản thứ hai", bà Hằng cho hay.
Siết tín dụng bất động sản là một biện pháp quản lý nhằm kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản, hạn chế việc đầu cơ và góp phần ổn định thị trường. Việc siết tín dụng thường được thực hiện khi thị trường bất động sản phát triển quá nóng, giá nhà đất tăng cao bất thường, và có nguy cơ dẫn đến bong bóng tài sản. Biện pháp này giúp giảm rủi ro hệ thống, bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, và đảm bảo tín dụng được phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Đối với tín dụng bất động sản, rút ra bài học từ Trung Quốc, vị chuyên gia Savills cho rằng cần thận trọng trong việc điều chỉnh tín dụng bất động sản.
Theo bà Hằng, Việt Nam đã chứng kiến khó khăn khi thị trường bất động sản quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại, thị trường vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển các chính sách tín dụng và cần sự điều tiết hợp lý.
"Việc quá siết chặt tín dụng có thể gây ra những khó khăn không mong muốn, do đó, cần áp dụng chính sách giám sát và điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh", bà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Hằng cho rằng, việc áp dụng các biện pháp điều tiết cần phải dựa vào điều kiện phát triển của thị trường tại mỗi thời điểm.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm qua nhiều chu kỳ siết chặt tín dụng, vì vậy cần linh hoạt trong việc điều chỉnh để tránh gây bất ổn cho thị trường", bà lưu ý.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.