ĐBQH đề nghị sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh để 'tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy'

Bình An - 26/10/2018 14:52 (GMT+7)

(VNF) - Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 26/10, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) đề nghị Chính phủ nghiên cứu tham mưu với Đảng, Quốc hội xem xét giải pháp sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố. Ông Hạ khẳng định, đây là giải pháp hiệu quả nhất để tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy.

VNF
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ

Ông Hạ cho rằng, tinh gọn bộ máy không thể làm trong ngày một ngày hai vì là lĩnh vực vừa phức tạp, vừa nhạy cảm. “Nhưng đã đến lúc phải nhận thức rõ tiền thuế của nhân dân không thể chịu nổi khi hàng năm chi thường xuyên chiếm hơn 60% ngân sách nhà nước, một phần không nhỏ cho quốc phòng an ninh”, đại biểu Hạ nói và băn khoăn, như vậy còn đâu cho chi đầu tư phát triển.

Đại biểu dẫn ví dụ, nhìn sang các nước láng giềng, có nước diện tích lớn hơn Việt Nam 28 lần và dân số lớn hơn 15 lần nhưng chỉ có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Có nước được hình thành bởi gần 70.000 hòn đảo, dân số 120 triệu cũng chỉ có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Việt Nam khi bước vào thời kỳ đổi mới 1986 chỉ có 44 đơn vị hành chính tỉnh, thành.

Theo ông, gần đây, sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập Hà Nội, Hà Tây, thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với nhiều thành tựu to lớn, toàn diện.

Từ thực tiễn kinh nghiệm trên, ông đề nghị Chính phủ ngoài các giải pháp hiện có, nghiên cứu tham mưu với Đảng, Quốc hội xem xét giải pháp sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố.

Ông Hạ khẳng định, đây là giải pháp hiệu quả nhất để tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy.

Tinh giản biên chế còn nặng tính cơ học

Cũng quan tâm đến việc tinh giản biên chế, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) nhận xét, vừa qua Chính phủ đã triển khai khá quyết liệt. Việc giảm số lượng cấp phó, giảm đầu mối bên trong các đơn vị, giảm biên chế người hưởng lương từ ngân sách nhà nước... tạo ra chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, tinh giản biên chế sau 3 năm còn thấp so với mục tiêu, số đơn vị tự chủ tài chính mới chiếm 0,2%, tổ chức trong bộ máy cơ quan Chính phủ, HĐND các tỉnh, địa phương còn nhiều tầng nấc.

"Đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản làm cơ sở pháp lý cho lộ trình tinh giản biên chế, hợp nhất một số chức danh ở cơ quan Đảng, Nhà nước có tính tương đồng", đại biểu Phạm Xuân Thăng nói.

Đại biểu Cao Đình Thưởng, Ủy viên Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho hay, việc sắp xếp tinh giản bộ máy là chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế của bộ máy, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể cũng như thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ nên việc tổ chức thực hiện, triển khai trong thời gian qua của các bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, mỗi nơi một cách khác nhau.

Trong khi chưa tổ chức thí điểm mô hình tổng kết đánh giá để nhân ra diện rộng, nhiều băn khoăn vướng mắc chưa được tháo gỡ, việc giảm đầu mối và tinh giản biên chế bộ máy quản lý mang tính cơ học. “Như việc sáp nhập giữa cơ quan đảng với cơ quan nhà nước, sáp nhập các phòng, ban, sở, ngành, một số tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp… chưa được tính toán thấu đáo trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và các quy định của pháp luật”.

Ông Thưởng đề nghị Chính phủ có sự chỉ đạo việc thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

Đề cập đến tình trạng “phạt cho tồn tại”, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị phải chấm dứt ngay, vì rất nhiều sự việc hiện nay đang bức xúc và gây nhiều hậu quả. Theo ông, phạt cho tồn tại là sự tích tụ huỷ hoại luật pháp và phá hoại bộ máy công quyền. Như vụ việc diễn ra ở Hải Phòng, cả khu đất quốc phòng qua mà tay xã hội đen đã trở thành đô thị trước sự bất lực của chính quyền; hay vụ việc nảy sinh ở khu vực phòng vệ Sóc Sơn.

"Rõ ràng bộ máy chính quyền phải chịu trách nhiệm, vì chắc chắn không có gì lọt qua mắt nhưng sẽ có những cái lọt qua tay", ông Quốc khẳng định.

Ông Quốc cũng nhận xét, ở văn bản báo cáo của Chính phủ, vấn đề an ninh quốc phòng viết rất nhẹ nhàng, chỉ nêu vấn đề đấu tranh bảo vệ lãnh thổ còn nhiều khó khăn. Hai chữ Biển Đông không hề được nhắc đến.

"Biển Đông là không gian lãnh thổ, lợi ích cốt lõi của đất nước. Chúng ta không những bảo vệ chủ quyền mà còn đấu tranh đòi lại chủ quyền. Chúng ta cùng với thế giới quan tâm đến lợi ích chung về việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, nhưng cũng không thể phó mặc cho thiên hạ làm", ông nói và cho rằng báo cáo của Chính phủ sẽ có tầm quan trọng khi người ta thấy ở đó hai chữ Biển Đông.

Ông cũng nêu thực tế xung đột thương mại Mỹ Trung đang tác động trực tiếp đến Việt Nam, dự báo của các nhà nghiên cứu cho thấy Việt Nam có khả năng hưởng lợi hoặc chịu hại tuỳ thuộc vào ứng xử. "Nhưng hầu như điều này báo cáo của Chính phủ cũng không nhắc tới, ngay cả việc chuẩn bị tâm thế, vì rất có thể chúng ta rơi vào cái bẫy để các quốc gia lợi dụng cũng không nhắc tới", đại biểu Dương Trung Quốc cho hay.

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

(VNF) - Chiếc lông của loài chim New Zealand quý hiếm Huia đã tuyệt chủng vừa được bán với giá hơn 46.000 đô la New Zealand (tương đương 28.000 USD).

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

(VNF) - Ông Đặng Tất Thắng - cựu Chủ tịch FLC và Bamboo Airways đang bị công an truy tìm. Ông Thắng đã từng có nhiều phát ngôn liên quan lãnh đạo Sacombank gây ra nhiều xôn xao.

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

(VNF) - GreenNode, đơn vị tiên phong cung cấp nền tảng AI Cloud và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Nvidia và các đối tác quốc tế, giúp khách hàng toàn cầu tiếp cận và khai thác nền tảng AI Cloud mạnh mẽ.

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

Quyết thu hồi khu đất 3 mặt tiền hơn 11.000m2 ở TP.HCM

(VNF) - Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ban hành quyết định số 818/QĐ-BTNMT về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của Công ty cổ phần G Sài Gòn tại khu đất số 419 Lê Hồng Phong có diện tích hơn 11.000 m2, toạ lạc trên 3 mặt tiền đường Vĩnh Viễn - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn, Quận 10, TP. HCM.

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

Xe điện 10.000 USD của Trung Quốc sắp ‘oanh tạc’ châu Âu

(VNF) - Khi một số người lái xe ở Mỹ mong muốn có những lựa chọn xe điện giá cả phải chăng hơn thì Mỹ lại phải đứng nhìn phần còn lại của thế giới được tiếp cận với một số xe điện rẻ nhất trên thị trường.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

Với Proptech, giá bất động sản sẽ 'bớt ảo'

(VNF) - Với gần 70 triệu người dùng internet (khoảng 70% dân số), Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ xu hướng Proptech (công nghệ bất động sản) trong thị trường bất động sản. Nhờ Proptech, giá bất động sản sẽ “bớt ảo”, minh bạch hơn và có cơ sở để các nhà phát triển bất động sản đưa ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu người mua hơn.

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

ĐBQH: Chính phủ phải sớm có giải pháp xử lý chênh lệch giá vàng

(VNF) - Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, không thể không nhắc đến những biến động bất thường của thị trường vàng hiện nay. Để hạ nhiệt, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có thêm giải pháp điều hành, cân nhắc đến việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên chậm đóng BHXH

Công ty Thịnh Phát: Nhà thầu nghìn tỷ, bị bêu tên chậm đóng BHXH

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội "bêu" tên vì có số tiền chậm đóng sau 10 tháng hơn 2,4 tỷ đồng. Công ty Thịnh Phát được biết tới là nhà thầu có tiếng ở Hưng Yên với doanh thu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.