'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu ý kiến về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nhận định, khi người dân trúng đấu giá thì biển số đó là tài sản tư. Nếu xác định đó là tài sản công thì sẽ hạn chế một số quyền của người dân, như việc chỉ cho phép quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho trong trường hợp biển đã gắn với xe.
"Còn nếu cho đó là tài sản tư thì phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Khi đó, biển số chưa gắn với xe cũng thuộc quyền sở hữu cá nhân, được cho, tặng, chuyển nhượng, thừa kế không gắn với xe", ông Chính cho hay.
Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt đề xuất, về nguồn thu từ đấu giá biển số xe, dự thảo đề xuất Trung ương giữ 70%, địa phương 30%, nhưng do các địa phương có sự khác biệt, nên cần cân nhắc, nguồn thu này chi vào mục đích gì.
Về giá khởi điểm, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng, việc đấu giá biển số xe ô tô đã được nhiều nước trên thế giới triển khai, trong bối cảnh hiện nay, việc này cần thiết phải triển khai để đảm bảo minh bạch.
Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng trường hợp chỉ quy định một mức giá chung thì mức 40 triệu đồng là hợp lý. Cũng theo đại biểu, biển số xe sau khi trúng đấu giá là tài sản của người dân nhưng cần làm rõ Nhà nước sẽ quản lý ra sao, chống đầu cơ như thế nào...
Nhất trí với chủ trương thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng việc này nên tiến hành ngay, qua đó, khai thác có hiệu quả kho số, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước một cách công khai, minh bạch.
"Tuy nhiên, cần tính toán kỹ phương án quản lý theo địa bàn bởi khi đấu giá rộng rãi thì người dân trên khắp cả nước có thể đấu giá thành công biển số trên địa bàn của tỉnh, thành khác", bà Thuỷ nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình ban hành nghị quyết về đấu giá biển số xe, tuy nhiên, đại biểu đề nghị kho số cần đa dạng hơn, cá nhân có nhu cầu có được quyền chọn số ngoài kho số đưa ra đấu giá.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổng hợp thảo luận tổ, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Phạm Thị Thanh Mai đánh giá, các đại biểu đều thống nhất sự cần thiết phải ban hành hai nghị quyết các nội dung Chính phủ trình.
Đối với dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, qua thảo luận đại biểu cơ bản tán thành, đồng thời quan tâm một số nội dung như: thí điểm theo địa bàn, địa giới hành chính để phù hợp công tác quản lý nhà nước sau cấp biển; đề nghị giao cho tỉnh, thành phố quyết định mức giá khởi điểm, bước giá; đề nghị mở rộng loại biển số đưa ra đấu giá; không nêu biển số xe là tài sản công; lựa chọn hình thức đấu giá trực tuyến;…
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng bước giá, giá khởi điểm nên tuỳ theo điều kiện của từng tỉnh, thành phố, nên để địa phương chủ động quyết định. Khi thực hiện đấu giá thì ngân sách cấp nào được hưởng nguồn thu này, chẳng hạn Hà Nội và TP. HCM có nghị quyết đặc thù thì cần được chủ động. Đồng thời, cân nhắc việc đấu giá biển số rộng rãi trên toàn quốc, nên theo địa bàn hành chính, đặc biệt với địa bàn đặc thù như Hà Nội, TP. HCM, để tránh chồng chéo trong quản lý.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.