Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Vấn đề thứ nhất là quyết liệt phòng, chống dịch nhưng không áp dụng biện pháp thái quá, cực đoan.
Thoe bà Thủy, thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm rất sáng tạo, khoa học, trên cơ sở nắm chắc tình hình và đánh giá chính xác nguy cơ xâm nhập, lây lan của dịch đã đưa ra những biện pháp phù hợp, từ đó hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, cũng xuất hiện văn bản của một số địa phương gây tranh cãi, áp dụng những biện pháp thái quá, gây khó khăn cho người dân, người lao động và doanh nghiệp.
“Có địa phương không cho xe chở nông sản đi qua, mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch. Nhiều doanh nghiệp phản ánh là xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cuối cùng cần giao hàng thì xe lại phải quay đầu ra vì mỗi tỉnh mỗi quy định”, bà Thủy dẫn chứng và bình luận: “ Có thể nói, cả nước như một cơ thể sống, quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”.
Bà Thủy đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo vấn đề này, đặc biệt là tại Công điện ngày 5/6 của Thủ tướng đã nêu rõ: "Một số nơi áp dụng biện pháp cứng nhắc, cực đoan, gây nguy cơ làm gãy chuỗi cung ứng sản xuất quy mô lớn" đồng thời Thủ tướng cũng đã giao trực tiếp cho từng Bộ trưởng phải rà soát và xử lý ngay tình hình này.
Vấn đề thứ hai là việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vừa qua đã khắc phục tâm lý coi thường, nhờn các quy định trong phòng, chống dịch.
Theo bà Thủy, rất nhiều hành vi vi phạm, kể cả khai báo y tế không trung thực đã được xử lý nghiêm trong đợt bùng phát dịch thứ tư; đã có nhiều biện pháp, chế tài được đặt ra, bao gồm cả xử lý kỷ luật về Đảng và về công vụ.
Ví dụ như vụ cách chức bí thư Đảng ủy, giám đốc Công ty Hacinco tại Hà Nội hay rút khỏi danh sách ứng cử HĐND tại Hà Nam, thậm chí khởi tố về hình sự nhiều vụ án làm lây lan dịch ra cộng đồng...
“Thái độ dứt khoát cùng biện pháp mạnh đã có tác dụng răn đe. Ghi nhận tại các trạm y tế xã, phường thời gian qua cho thấy là số lượng người đến khai báo y tế gia tăng rất mạnh, đồng thời đã khắc phục được việc là khai báo qua quýt hoặc thiếu trung thực như trước đây”, bà nói.
Vấn đề thứ ba là việc không công khai lịch trình di chuyển của bệnh nhân.
Ngày 21/5 vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị không được công khai danh tính và lịch trình di chuyển chi tiết của bệnh nhân; chỉ được phép công khai những địa điểm mà bệnh nhân đến để người dân và cơ quan y tế áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Bà Thủy cho rằng trước đây, việc công khai chi tiết lịch trình di chuyển của bệnh nhân đã khiến cho nhiều người bệnh trở thành tâm điểm của sự thêu dệt, suy diễn, thậm chí là bị ném đá trên mạng xã hội, gây tổn thương và ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc sống của gia đình họ. Đó không phải là cách để chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch.
Sau 2 tháng thực hiện, Bộ Y tế ghi nhận là đã nhận được sự hợp tác rất tích cực của người bệnh, an tâm cung cấp thông tin để từ đó đã truy vết kịp thời cũng như bảo đảm quyền riêng tư của họ, tránh tổn thương cho người bệnh.
Vấn đề thứ tư là sự chấp nhận gian khổ, hy sinh của lực lượng tuyến đầu chống dịch; sự sẻ chia, chi viện giữa các địa phương.
Có thể nói Việt Nam là một trong số những quốc gia áp dụng rất sớm việc đưa lực lượng quân đội, công an vào chống dịch. Hình ảnh những chiến sĩ áo xanh ngày đêm bám chốt, canh gác nghiêm ngặt từng mét biên cương để chặn nguồn lây, tận tụy chăm lo cho bà con trong khu cách ly càng thấy được sự hy sinh thầm lặng của bộ đội ta.
Công an các cấp đã siết chặt việc quản lý địa bàn để bảo đảm nghiêm yêu cầu chống dịch. Lực lượng y tế chưa bao giờ được đặt vào tình thế khẩn cấp như hiện nay. Hàng chục nghìn nhân viên y tế đã và vẫn đang phải gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít, dưới nắng như thiêu như đốt ngày hè. Những bữa cơm ăn muộn, ăn vội diễn ra trong suốt thời gian chống dịch, thậm chí còn ngủ gục bên hộp cơm đang ăn dở.
“Sự sẻ chia, chi viện kịp thời giữa các địa phương đã giúp cho những tỉnh có dịch bớt đi nhiều phần khó khăn”, bà Thủy đánh giá.
Vấn đề thứ năm là bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị.
Theo bà Thủy, có thể thấy trong suốt thời gian chống dịch, nhiều hoạt động kinh tế bị chậm lại, nhưng phong trào tương thân, tương ái, đóng góp cho phòng, chống dịch thì lại nở rộ ở khắp nơi.
Trên khắp cả nước, những câu chuyện về tấm lòng thơm thảo, nghĩa cử cao đẹp, tình người trong chống dịch không thể kể hết được.
Không chỉ có các cá nhân, doanh nghiệp mà cả các cụ già, em nhỏ và những người lao động vốn cuộc mưu sinh còn nhiều khó khăn cũng đều chung tay đỡ đần. Gần đây nhất là quỹ vắc xin càng thấy được tấm lòng của người dân, doanh nghiệp.
Không chỉ là chung tay đóng góp về vật chất, người dân còn đồng lòng trong việc chấp hành “nguyên tắc 5K” suốt hơn 1 năm qua.
“Có thể nói COVID đã thực sự trở thành phép thử đối với tinh thần kỷ luật, ý thức, trách nhiệm công dân”, bà Thủy bình luận.
Bà Thủy có 2 kiến nghị đối với công tác chống dịch. Một là, kiến nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan triển khai phần mềm thống kê liên thông để giúp cho việc rà soát chính xác, nhanh chóng những đến với đối tượng thụ hưởng đồng thời, tránh việc bỏ sót, trùng lắp hoặc tiêu cực có thể xảy ra.
Hai là, kiến nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan rà soát, đánh giá sức chống chịu của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay để chúng ta có những giải pháp căn cơ trong thời gian tới.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.