Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP. HCM hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố đối với: ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM), Trần Công Thiện (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận, 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP. HCM, gọi tắt là Công ty Tân Thuận) cùng các đồng phạm về cùng tội "Vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Các bị can khác gồm: Nguyễn Văn Minh (cựu chủ tịch HĐTV Công ty Tân Thuận), Trần Tấn Hải (cựu phó tổng giám đốc Công ty Tân Thuận), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt (cựu kiểm soát viên) Nguyễn Xuân Tùng (cựu trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp, cùng công ty) và Phạm Văn Thông (cựu phó chánh Văn phòng Thành ủy), Huỳnh Phước Long (cựu trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy), Phan Thanh Tân (cựu phó chánh Văn phòng Thành ủy).
Tất cả 10 bị can bị đề nghị truy tố do liên quan tới sai phạm chuyển nhượng 32ha đất ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và 169.229 m2 đất của dự án khu dân cư ven sông Tân Phong, quận 7 từ Công ty Tân Thuận cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, gây thất thoát số tiền lớn cho nhà nước.
Theo cơ quan điều tra, tháng 4/2017, Công ty Tân Thuận có công văn báo cáo, đề xuất xử lý phần đất bồi thường của công ty ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Phó bí thư thường trực Thành ủy lúc đó là ông Tất Thành Cang có ý kiến chỉ đạo, chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù, công trình đã đầu tư tại dự án khu dân cừ Phước Kiển.
Văn phòng Thành ủy cũng truyền đạt ý kiến của phó bí thư thường trực Thành ủy, giao hội đồng thành viên Công ty Tân Thuận lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, thỏa thuận việc thực hiện chuyển nhượng phần đất đã đền bù, công trình đã đầu tư.
Ông Tất Thành Cang cũng giao Văn phòng Thành ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và báo cáo kết quả với phó bí thư thường trực Thành ủy trong tháng 5/2017.
Ông Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án khu dân cư Phước Kiển, giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai. Sau đó, Công ty Tân Thuận đã thỏa thuận chuyển nhượng đất với các hộ dân từ năm 2001 đến năm 2011 được khoảng 323.287m2 đất (32,3ha/50ha) không liền thửa ("đất da báo" - tức xen kẽ như da con báo) trong tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện dự án là 50ha. Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai ký hợp đồng chuyển nhượng với giá hơn 1,7 triệu đồng/m2.
Theo Cơ quan An ninh điều tra, quá trình chuyển nhượng 32ha đất ở Phước Kiển không minh bạch, có nhiều sai phạm. Riêng ông Tất Thành Cang đã tự ý chấp thuận cho cấp dưới thực hiện chuyển nhượng mà không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM.
Ngày 28/11/2017, ông Trần Công Thiện đã ký chuyển nhượng 1 phần dự án khu dân cư ven sông Tân Phong cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2 là không đảm bảo nguyên tắc thị trường, gây thiệt hại cho vốn nhà nước.
Ông Phan Thanh Tân (cựu phó chánh Văn phòng Thành uỷ) là người ký văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.