Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bản tin của AFP sáng 29/1 cho biết số ca nhiễm virus corona đã chạm mốc 5.974 người tính ở riêng Trung Quốc. Cho đến nay, mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona mới này. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra được loại vắc xin có thể ngăn ngừa cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Được biết, virus corona lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi), qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm.
Theo bác sỹ Trần Quốc Khánh, những ngày tới đây mọi người sẽ bắt đầu quay lại làm việc, do đó những chuyến tàu, chuyến xe và các địa điểm tâm linh sẽ là nơi rất nhộn nhịp. Ngoài ra với việc thời tiết đang rất lạnh tại các khu vực miền Bắc nên virus cũng sẽ dễ dàng lây lan, phát triển.
Vì chưa biết diễn biến dịch bệnh do virus corona sẽ tiếp diễn thế nào trong thời gian tới, bác sỹ Trần Quốc Khánh cho rằng mọi người nên chủ động có những giải pháp dự phòng. Dưới đây là 15 giải pháp giúp dự phòng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus corona mà bác sỹ Khánh đã chia sẻ:
1. Rửa tay thường xuyên (sau khi thanh toán tiền, mở cửa, đi vệ sinh, lái ô tô... thì cần rửa tay bằng các loại xà bông sát khuẩn hoặc các loại nước sát khuẩn tay nhanh).
2. Hạn chế tối đa đưa tay tiếp xúc lên vùng mặt.
3. Súc họng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ít nhất là 3 thời điểm gồm: sau khi đi làm về hoặc từ những chỗ đông người về; trước khi đi ngủ; sau khi ngủ dậy.
4. Lưu ý khi ho, hắt hơi khi đi ngoài đường (nên sử dụng khăn giấy, hoặc khăn ướt khi ho, hắt hơi).
5. Tập thể dục, uống vitamin C mỗi ngày, uống nhiều nước, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng.
6. Sử dụng khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 3 lớp và tuyệt đối không bao giờ dùng lại.
7. Cần tránh đến những chỗ đông người; tránh đến các vùng dịch; hạn chế tiếp xúc với các loại động vật như chó, mèo, gà...; tránh dùng chung các vật dụng.
8. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày.
9. Ra ngoài trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và bàn tay, chân và ngủ nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C
10. Nấu chín các loại thực phẩm gia cầm trước khi sử dụng, tuyệt đối không nên giết mổ các loại động vật trong giai đoạn này.
11. Tiêm phòng cúm hàng năm.
12. Khi có các triệu chứng như đau nhức xương khớp, sốt, ho, tức ngực, rối loạn tiêu hóa thì đầu tiên nên cách ly để hạn chế lây nhiễm cho người khác đồng thời báo cho trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi vào đường dây nóng của Bộ Y tế.
13. Nên điều trị tốt các bệnh lý nền, các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phổi, viêm họng, nhiễm trùng sau phẫu thuật để tránh suy giảm miễn dịch.
14. Thường xuyên mở cửa nhà cho thông thoáng nếu thời tiết nắng ấm và dọn vệ sinh nhà cửa hằng ngày
15. Nếu có người nhà bị sốt không rõ nguyên nhân thì nên liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế, đồng thời nên cách ly và ăn uống để nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Ngoài ra, bác sỹ Khánh cũng khuyên mỗi người nên chuẩn bị cho mình các vật dụng như sát khuẩn tay nhanh, khẩu trang y tế, một hộp khăn giấy. Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo thì nên cho ở nhà trong giai đoạn này.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có chỉ thị thành lập Đội phản ứng nhanh đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán (nCoV).
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có kịch bản ứng phó với từng tình huống dịch trước ngày 30/1/2020; bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch. Đồng thời, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch; có hướng dẫn, chỉ đạo quy trình, phác đồ điều trị, hạn chế thấp nhất tử vong.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.