'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), sự tác động của Covid-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của người dân toàn cầu tăng mạnh. So với năm 2019, nhu cầu của người dùng trong năm 2020 đã tăng 14,79%.
Cụ thể, trong năm 2020 đã có 116,5 tỷ gói mì được tiêu thụ trên toàn cầu. Các nước đứng đầu trong danh sách tiêu thụ mì gói lần lượt là Trung Quốc/Hong Kong (46,35 tỷ gói), Indonesia (12,46 tỷ gói), Việt Nam (hơn 7 tỷ gói), Ấn Độ (6,7 tỷ gói), Nhật Bản (5,97 tỷ gói),…
Như vậy, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ mì gói trong năm 2020, tăng xấp xỉ 30% so với 2019 (5,43 tỷ gói). Đây là mức tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp sau là Philippines tăng 16%, Brazil tăng 11%, Trung Quốc tăng 11,8%.
Nếu tính theo bình quân đầu người thì Việt Nam đứng top 2 thế giới, mỗi người tiêu thụ bình quân hơn 72 gói mì/năm, chỉ xếp sau Hàn Quốc (80,6 gói mì/người/năm), cao gấp rưỡi Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Mỹ.
Năm 2019, trung bình lượng mì gói mà mỗi người Việt Nam tiêu thụ mới chỉ là 57 gói/năm.
Trung Quốc hiện là nước sử dụng mì ăn liền cao nhất thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.
Thống kê của WINA cho thấy sức tiêu thụ mặt hàng này tập trung chủ yếu ở thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện khu vực này chiếm 56,45% tổng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2020.
Ngoài ra, với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, khu vực Đông Nam Á đang chiếm 25,24% nhu về mì ăn liền.
Trong khối ASEAN, Philippines là nước có tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ mì ăn liền cao, khoảng 16,10%. Người dân tại quốc gia này có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, mua dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín do thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026. Trong giai đoạn 2021-2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm có thể đạt 6%/năm.
Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì gói được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so với thực phẩm đông lạnh (40%) và các sản phẩm.
Theo dữ liệu thống kê của Retail Data, ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất nhưng đang được chiếm lĩnh bởi 4 cái tên: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods.
Thống kê năm 2019, Acecook dẫn đầu thị phần đạt doanh thu thuần 10.648 tỷ đồng; Asia Foods thu về khoảng 5.454 tỷ đồng; Masan thu về 4.968 tỷ đồng riêng từ bán mì và Uniben thu về gần 2.860 tỷ đồng. Như vậy, riêng bốn ông lớn bán mì của Việt Nam đã có tổng thu gần 24.000 tỷ đồng, tức trên 1 tỷ USD.
Theo thống kê của Kantar Worldpanel, 4 trên 10 nhãn hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn là mì gói. Trong đó từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 4 lần lượt là “3 miền” của Uniben, “Hảo Hảo” của Acecook, và “Gấu Đỏ” của Asia Foods. “Kokomi” nhãn hiệu mì giá rẻ của Masan xếp vị trí thứ 7.
Tại khu vực thành thị, chỉ duy nhất “Hảo Hảo” là nhãn hiệu mì gói nằm trong top 10, nhưng lại được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.
Các nhà sản xuất có thương hiệu mì nổi tiếng khác có Vifon, ghi nhận doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tuy nhiên cơ cấu doanh thu tương đối đa dạng. Micoem (công ty mẹ) đạt hơn 1.600 tỷ đồng, Safoco - nhà sản xuất mì nui gần 1.100 tỷ đồng, Paldo Vina bán mì Hàn Quốc 734 tỷ đồng, Colusa - Miliket chọn cho mình thị trường ngách cũng đem về doanh thu 622 tỷ đồng…
Theo KantarWorldpanel, người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến các sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, tốt cho sức khỏe và đa dạng hương vị hơn. Vì vậy các nhà sản xuất cũng tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu. Xu hướng mì ly và mì cao cấp là hai trong những xu hướng chính của thị trường mì ăn liền hiện nay, chủ yếu xảy ra ở thành thị.
Theo Nikkei, Acecook có kế hoạch tăng doanh số bán mì ly tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu phần vào năm 2022, gấp đôi so với 2017. Dù giá bán cao gấp đôi so với mì gói, nhưng tính tiện lợi là điểm hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nhà sản xuất Nhật Bản kỳ vọng doanh số bán mì ly sẽ chiếm khoảng 9% tổng doanh thu tại Việt Nam trong năm 2022.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong một ngành hàng đang chín muồi, ngày càng có nhiều sản phẩm được tung ra từ những người chơi cả cũ và mới, thậm chí nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường Việt Nam như Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.