'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính phủ mới đây đã yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu cơ chế đấu thầu/đấu giá áp dụng cho các dự án điện gió và sớm triển khai thí điểm cơ chế này để nâng cao tính minh bạch, cạnh tranh, giảm giá mua điện từ các dự án điện gió.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo cơ chế này để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 9/2020.
Hiện tại, các dự án điện gió được áp dụng giá mua tương đương 8,5 UScent/kWh cho dự án điện gió trên bờ và 9,8 UScent/kWh cho các dự án điện gió ngoài khơi. Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, mức giá này sẽ áp dụng tới hết ngày 31/10/2021.
Trước thực tế từ ngày 1/11/2021 chưa biết giá điện gió sẽ theo mức nào và Covid-19 diễn biến ra sao, đã có nhiều đề xuất liên quan đến giá điện gió.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.
Tuy nhiên, mức giá cụ thể cho thời gian từ ngày 1/11/2021 tới 31/12/2023 chưa được Bộ Công thương đưa ra.
Nhiều địa phương, một số tổ chức quốc tế cũng như cơ quan trung ương đề nghị kéo dài cơ chế giá cố định cho các dự án điện gió đang triển khai đầu tư xây dựng, song bị chậm tiến độ hoàn thành do tác động bất lợi của nguyên nhân khách quan là Covid-19, khiến việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án bị chậm trong khâu cung cấp thiết bị gió và trong công tác xây lắp, nên không thể đưa vào vận hành kịp hưởng mức giá theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, thống nhất về phương án cụ thể giải quyết các khó khăn do khách quan để báo cáo trong tháng 9/2020. Trường hợp cần thiết kéo dài cơ chế giá cố định với điện gió, cần có sự thống nhất của các bộ, ngành về đối tượng được áp dụng và báo cáo về dự kiến mức giá cố định áp dụng cho giai đoạn kéo dài.
Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề nghị các cơ quan hữu trách không kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg và hướng tới cơ chế đấu thầu, đảm bảo minh bạch, tăng tính cạnh tranh, góp phần giảm giá mua từ các dự án điện gió.
Lý giải cho việc đề xuất bổ sung 7.000 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện nay, Bộ Công Thương đưa ra việc các dự án điện hiện có trong quy hoạch bị chậm tiến độ, khiến việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn.
Theo Bộ Công Thương, dự báo năm 2023 có thể thiếu trên 13 tỷ kWh điện, trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWh, nếu không triển khai ngay một số giải pháp đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hay tăng cường mua điện từ các nước trong khu vực.
Trước đó, đã có 4.800 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch điện. Ở thời điểm hiện nay, tổng công suất nguồn điện là 56.000 MW, trong đó điện mặt trời là 99 nhà máy với công suất 5.053 MW và 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất 429 MW.
Điều cần nói thêm là hạ tầng truyền tải đang có những khó khăn khi phải đáp ứng lượng lớn các dự án điện mặt trời và điện gió được bổ sung đột ngột vào quy hoạch điện trong 2 năm qua so với các kế hoạch đặt ra trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh ban hành hồi đầu năm 2016.
Theo báo cáo của EVN, hệ thống truyền tải điện gặp khó khăn khi đáp ứng nhu cầu truyền tải của các dự án điện gió (4.800 MW) và mặt trời (8.935 MW) đã được bổ sung vào quy hoạch. Cụ thể, với kết cấu lưới điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2025 cơ bản có thể đáp ứng giải tỏa. Nhưng trong trường hợp toàn bộ các dự án được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2023, sẽ xuất hiện tình trạng quá tải cục bộ tại một số khu vực, tương ứng khoảng 20 - 35% tổng công suất lắp đặt không giải tỏa được.
Với các dự án trên, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo không giải tỏa được do hạ tầng lưới điện không đáp ứng kịp tiến độ năm 2021 là 2.300 MW và năm 2023 là 1.555 MW, chủ yếu tại khu vực Nam Trung bộ.
EVN cũng cho hay, nếu tính thêm 7.000 MW điện gió được Chính phủ thông báo sẽ bổ sung quy hoạch điện (nhưng chưa có văn bản pháp quy), thì tình trạng không giải tỏa được do lưới truyền tải còn tiếp tục tăng lên. Cụ thể, cuối năm 2021 chỉ có thể giải tỏa khoảng 3.100 MW (đạt 44%); cuối năm 2022 có thể giải tỏa khoảng 4.290 MW (đạt 61%) và tới cuối năm 2023 có thể giải tỏa được cỡ 5.070 MW (đạt 72%).
EVN đề nghị Chính phủ xem xét giao chủ đầu tư các dự án điện gió thực hiện đầu tư các dự án lưới điện đồng bộ đấu nối dự án điện gió vào lưới điện quốc gia để đảm bảo tiến độ vận hành thương mại và khả năng giải toả công suất của dự án điện gió.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.