Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
#howmuchyouhavechangedchallenge hay còn gọi là "Thử thách bạn đã thay đổi như thế nào?" hiện đang được cư dân mạng hưởng ứng nhiệt tình trên mạng xã hội. Không chỉ giới trẻ, một vài nghệ sĩ, doanh nhân cũng tạm gác lại công việc để nhìn lại bản thân đã thay đổi như nào sau một quãng thời gian dài.
Cùng VietnamFinance điểm lại một số hình ảnh trước đây và hiện tại của các doanh nhân Việt Nam để thấy được họ đã thay đổi như thế nào.
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Trịnh Văn Quyết đặt 2 bức hình của bản thân ở cạnh nhau và cho biết một là ông cách đây 10 năm (bên trái), khi vẫn còn hành nghệ luật sư và chuẩn bị chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản - du lịch, 1 là ông của hiện tại với những vết chân chim in hằn dấu vết của thời gian.
Ông Trịnh Văn Quyết tự nhận bản thân của 10 năm trước mặt vẫn còn rất "măng sữa", và ở giai đoạn hiện tại thì "trông đã nhăn hơn chút".
Dù không "bắt trend" theo xu hướng #howmuchyouhavechangedchallenge, nhưng vào hồi đầu tháng 7, Shark Hưng (Phạm Thanh Hưng) đã chia sẻ bức hình mặc áo tốt nghiệp khi còn trẻ trên trang Facebook cá nhân của mình. Được biết, hình ảnh trên được Shark Hưng đăng kèm bức thư cảm ơn của Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology - AIT). Như vậy, nhiều khả năng đây là hình ảnh của ông khi tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan).
Ông Phạm Thanh Hưng hiện là phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cenland), được biết đến rộng rãi sau chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) với vai trò là 1 trong các nhà đầu tư (shark) vào startup.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, là một trong những người giàu nhất Việt Nam với tên tuổi gắn liền với Tập đoàn Vingroup. Hai bức hình trước và sau của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi đặt cạnh nhau càng thể hiện rõ sự chảy trôi của thời gian. Trước khi trở về Việt Nam vào năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đã cùng vợ mở một nhà hàng rồi tiếp đó là một nhà máy sản xuất mỳ ăn liền ở Ukraine.
Rời Đông Âu về Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng thành lập Công ty Vincom. Từ một doanh nghiệp bất động sản, Vingroup trở thành tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam với những dấu ấn ở mảng công nghệ - dịch vụ du lịch - công nghiệp xe hơi.
Ông Đoàn Nguyên Đức, hay còn được gọi là bầu Đức, sinh năm 1962, là chủ tịch HĐQT và là người sáng lập ra Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Sự thay đổi về dáng vẻ của ông Đoàn Nguyên Đức thể hiện rõ ràng qua 2 bức ảnh mà VietnamFinance tổng hợp được, đặc biệt là mái tóc đen qua năm tháng đã điểm bạc.
Được biết, bầu Đức từng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán vào năm 2008 và năm 2009 trước khi nhường vị trí này cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp họ Hoàng Anh Gia Lai có thể kể đến như khoáng sản, cao su, nông nghiệp, bóng đá. Trong vòng nhiều năm trở lại đây, khi tình hình kinh doanh gặp khó, bầu Đức đã rút khỏi lĩnh vực bất động sản và tập trung phát triển về mảng nông nghiệp. Tuy nhiên, mảng nông nghiệp lại không hề "ngon ăn" khi HAGL Agrico đang phải gánh khoản lỗ lũy kế sau thuế chưa phân phối hơn 2.600 tỷ đồng.
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1965, hiện là chủ tịch HĐQT đồng thời là 1 trong 13 nhà sáng lập của Công ty Cổ phần FPT.
Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán Lý tại Liên Bang Nga, ông Trương Gia Bình trở về Việt Nam vào năm 1982. 6 năm sau, tiền thân của FPT là Công ty Công nghệ Thực phẩm ra đời dưới sự sáng lập của ông Trương Gia Bình cùng nhiều nhà khoa học và kỹ sư khác.
Năm 2006, với sự phát triển của FPT, ông Trương Gia Bình đứng đầu danh sách top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán khi đó với giá trị tài sản ước tính 2.400 tỷ đồng.
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.