Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ

Khánh Hồng - 07/12/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.

Tại buổi tiếp xúc cử tri mới đây của Đoàn đại biểu quốc hội TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội tháo gỡ vướng mắc khó khăn liên quan đến sân vận động Chi Lăng. Tuy nhiên, Quốc hội thẩm tra và xác định việc tháo gỡ vướng mắc này giao cho Chính phủ và thành phố quyết định.
Bước đầu tiên, Đà Nẵng sẽ điều chỉnh khu này từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ đúng như tài sản khi vào thế chấp trong ngân hàng.
“Định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ cho phép Đà Nẵng thi hành án đấu giá toàn bộ khu vực sân Chi Lăng chứ không chia nhỏ như các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Sau khi đấu giá sẽ phân chia tỷ lệ theo giá trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng”, ông Quảng nói.
Sân vận động Chi Lăng có tổng diện tích 55.000m2, nằm tại “tứ giác vàng”, bao quanh bởi 4 tuyến đường Lê Duẩn - Chi Lăng - Ngô Gia Tự - Hùng Vương (quận Hải Châu), giữa trung tâm TP. Đà Nẵng.
Năm 2010, sân vận động Chi Lăng được Đà Nẵng bán cho Tập đoàn Thiên Thanh (lúc này do ông Phạm Công Danh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) để xây dựng Khu phức hợp thương mại và dịch vụ cao tầng.
Năm 2011, theo yêu cầu của nhà đầu tư, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án ranh giới chuyển mục đích sử dụng đất cho sân vận động Chi Lăng. Sau khi giao đất, sân vận động Chi Lăng được cấp thành 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thế chấp để vay vốn ngân hàng qua 2 đối tượng là ông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
Tháng 7/2014, ông Phạm Công Danh bị bắt tạm giam để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, sân vận động Chi Lăng trở thành tài sản liên quan đến đại án.
Năm 2018, UBND TP. Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nêu rõ nguyện vọng muốn giữ lại sân vận động Chi Lăng và hoàn lại số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại thời điểm Đà Nẵng thương lượng với ngân hàng, xác định rõ số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh phải trả cho ngân hàng là 8.408 tỷ đồng, trong đó, tiền đất là 4.000 tỷ đồng, 4.408 tỷ đồng là lãi phát sinh. Với yêu cầu của Đà Nẵng và hiện trạng thực tế ông Phạm Công Danh đã vay thì 2 bên không có điểm gặp nhau.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.