Cơ cấu mới của Bộ Tài chính: Sáp nhập hàng loạt, lập thêm Cục Phòng chống lãng phí?
(VNF) - Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Bộ Tài chính chịu tác động lớn nhất trong quá trình sắp xếp lại bộ máy khi sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận một số bộ phận của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, nghiên cứu kết thúc mô hình tổng cục…
Tại hội nghị giao ban ngày 3/12/2024, cũng là hội nghị giao ban đầu tiên do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chủ trì.
Liên quan tới việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung rà soát, đề xuất các phương án tinh giản tổ chức bộ máy cho phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Trung ương…
“Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, Bộ Tài chính có tác động lớn nhất khi sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như chuyển một số bộ phận của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia về Bộ hay nghiên cứu kết thúc mô hình tổng cục…
Ông Thắng đánh giá đây là công việc rất lớn, khối lượng công việc sẽ tăng lên nhưng đây là chủ trương của Đảng và chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tích cực, nâng cao năng suất lao động, là một trong những giải pháp phòng chống tham nhũng… Do đó, Bộ Tài chính sẽ rà soát, lên kế hoạch, trong quá trình thực hiện cần tham khảo mô hình của các quốc gia tiên tiến trong khu vực.
Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp.
Người đứng đầu ngành Tài chính tin tưởng, sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy, Bộ sẽ có một quy mô, diện mạo, tâm thế và ảnh hưởng mới, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Bộ Tài chính vừa đề xuất thành lập một đơn vị chuyên trách cấp Cục để thống nhất tham mưu và quản lý công tác phòng, chống lãng phí trên phạm vi toàn quốc. Đề xuất này được Bộ đưa ra khi xây dựng dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí. Dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Cục này sẽ có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách; triển khai, ban hành các chương trình tổng thể về tiết kiệm, chống lãng phí; hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy định của Luật.
Ngoài ra, Cục sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra, và báo cáo Chính phủ, Quốc hội, cơ quan Đảng về kết quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí trên cả nước, cũng như tình hình thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương.
Bộ máy Chính phủ sẽ tinh gọn thế nào sau sắp xếp, sáp nhập bộ ngành?
- Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng sang làm Bộ trưởng Bộ Tài chính 28/11/2024 05:37
- Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế 'đột phá của đột phá', tinh gọn bộ máy 01/12/2024 02:11
- Tinh gọn bộ máy: Dự kiến Chính phủ giảm 5 Bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban 01/12/2024 12:00
Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.