'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhập khẩu LNG quy mô lớn: Rất khó
TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, đến thời điểm hiện tại lượng khí Việt Nam khai thác được gần như cạn kiệt và không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu sản xuất từ năm 2025-2030. Do đó, nhu cầu nhập khẩu khí LNG là bắt buộc.
Theo đó, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển điện khí đến năm 2030 là 37.330 MW, chiếm 24,8% tổng công suất nguồn điện. Đây cũng là nguồn điện chạy nền đảm bảo cho vận hành điện năng lượng tái tạo. Để phát triển điện khí, Việt Nam phải nhập khẩu 100% LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) nhưng hiện chỉ có 1 tổng kho là Kho LNG Thị Vải ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ông Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương nhận định, việc nhập khẩu khí LNG cũng gặp không ít khó khăn. Theo đó, Việt Nam hiện có thể nhập khẩu từ một số quốc gia xuất khẩu LNG lớn như Australia, Quata, Mỹ. Nhưng trong dài hạn, ông Hùng khuyến nghị cần xem xét nhập khẩu thêm từ Nga và các nước Trung Đông.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng LNG trên thế giới đang ngày càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn xung đột Nga – Ukraine. Sự biến động của ngành năng lượng toàn cầu đang dẫn đến sự phân chia lại thị trường, dẫn đến bức tranh không sáng sủa lắm với việc nhập khẩu LNG từ các quốc gia đang chập chững bước vào thị trường này như Việt Nam.
Trong khi đó, hạ tầng nhập khẩu LNG với quy mô lớn tại Việt Nam chưa sẵn sàng. Nhập khẩu LNG đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết như cảng (cảng nước sâu, cảng lớn). Phải có hạ tầng như hệ thống kho chứa, ống dẫn, đặc biệt là việc vận hành rất khác so với kho khí tự nhiên.
“Tính chủ động trong sản xuất chưa thực sự bền vững. Thị trường nhập khẩu LNG tại khu vực châu Á đã bị chiếm lĩnh bởi các nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Việc cạnh tranh trong nhập khẩu, phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài nên với một nước chưa chuẩn bị trước như Việt Nam, muốn nhập khẩu LNG quy mô lớn là rất khó”, ông Hùng nhấn mạnh.
Cần có những cam kết dài hạn
Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, để có một mức giá tốt, giá kiểm soát được cần phải cam kết dài hạn, không thể nay nhập Mỹ, mấy năm sau nhập Nga.
“Việc dùng Luật Đấu thầu cho thị trường nhập khẩu khí LNG sẽ không thành công. Nếu là thị trường dài hạn sẽ phải theo hướng chào cạnh tranh và đàm phán trực tiếp mới có hợp đồng tốt. Còn thị trường giao ngay thì tôi ủng hộ theo hướng đấu thầu, ai có hàng có sẵn, giá rẻ thì mua”, ông Thập nói.
Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết đơn vị này hiện mới chỉ mua được duy nhất 1 tàu LNG vào tháng 7 năm ngoái để phục vụ chạy thử kho cảng đầu tiên. Nếu theo quy định, mua nhiên liệu cho phát điện phải tuân thủ Luật Đấu thầu, thì sẽ không thể mua được trên thị trường. Đơn giản là các nhà cung cấp chắc chắn không thực hiện bảo lãnh dự thầu, vì họ chào trên thị trường, ai chốt sớm sẽ mua được.
Để có các hợp đồng ổn định, lâu dài, theo đại diện PV GAS, phải mua theo các hợp đồng kỳ hạn dài. Với một khối lượng ít như Việt Nam, kho của PV GAS mới xây là 1 triệu tấn, chưa chắc mua được vì các cung cấp lớn thường bán các lô từ 2-3 triệu tấn trở lên. Do đó phải có cơ chế mua chung.
“Chúng tôi cũng đi giao lưu, học hỏi các đơn vị ở Thái Lan, Indonesia, họ cũng gợi ý là hợp tác mua chung. Ví dụ có lô hàng giá rất tốt nhưng phải mua từ 3 triệu tấn trở lên thì Quata Gas mới bán. Nhưng rõ ràng với quy định của Việt Nam hiện nay không thể mua chung được”, đại diện PV GAS nói.
Do vậy, cần quy định đầu mối nhập khẩu để tăng lợi thế đàm phán. Ở Thái Lan, chỉ có Tập đoàn dầu khí PTT và Tập đoàn điện lực Thái Lan được phép nhập khẩu LNG cho phát điện. Không phải ai cũng được quyền mua vì sẽ nảy sinh mỗi người một giá, không mua được giá tốt vì toàn lô nhỏ, dẫn tới cạnh tranh giá điện không lành mạnh. Giá LNG chiếm 70-80% giá phát điện, còn các nhà đầu tư nhà máy điện chỉ thuần túy cạnh tranh trên dịch vụ, hiệu suất và vận hành.
Cũng theo đại diện PV GAS, hiện Nhà máy Điện Nhơn trạch 3 - 4 của PV Power đã xây dựng được 75%; dự kiến trong tháng 5 tới cần có khí để chạy thử và tháng 11 vận hành thương mại. Kho cấp khí cho nhà máy này do PV GAS xây dựng đầu tiên, từ tháng 11 năm ngoái đã chạy thử thành công. Nhưng từ đó đến nay, kho này chỉ chạy ở chế độ Zero Standby, tức giữ lạnh lượng khí bốc hơi lên để cung cấp cho hộ thấp áp, vẫn chưa cấp được cho hộ tiêu thụ điện do vướng mắc về cơ chế phát điện cho LNG.
“Với các nhà máy điện không có cam kết lượng điện hợp đồng (Qc) thì không ai dám nhập khẩu khí. Giống như khí nội địa, tại sao chúng ta có nhà máy điện ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vì chúng ta có đầy đủ cam kết, bảo lãnh. Nhưng giờ không còn cơ chế đó thì còn cách gì”, đại diện PV GAS bày tỏ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.