Doanh nghiệp ô tô Việt Nam 'lao đao' trước áp lực thuế nhập khẩu giảm về 0%
Đức Hoàng -
15/01/2018 21:24 (GMT+7)
(VNF) – Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công nhận định với việc đưa các dòng thuế nhập khẩu ô tô về 0% trong năm 2018, các sản phẩm ô tô nguyên chiếc (CBU) từ ASEAN sẽ ồ ạt về Việt Nam với mức giá rất cạnh tranh khiến cho cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước ngày càng bị thu hẹp.
Tại hội nghị tổng kết Bộ Công Thương ngày 15/1, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công đã có bài tham luận về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong áp lực thuế nhập khẩu về 0%, đồng thời đưa ra kiến nghị, đề xuất liên quan đến thuế, phí.
AFTA sẽ khiến công nghiệp ô tô trong nước lao đao
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2017, toàn thị trường ô tô đạt doanh số 278.600 xe (bao gồm các dòng xe du lịch, xe tải, xe khách/bus và một số loại xe khác), giảm khoảng 9,3% so với năm 2016.
Trong đó, các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tương đương với 173.485 xe), giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% (khoảng 99.082 xe).
Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công Lê Ngọc Đức đánh giá năm 2017 là một năm nhiều khó khăn đối với các hãng xe khi nhu cầu thị trường có sự biến động so với giai đoạn tăng trưởng ổn định trước đó (2013 – 2016).
Nguyên do là khách hàng có tâm lý chờ đợi viễn cảnh giá xe thấp hơn vào năm 2018 - khi AFTA có hiệu lực tối đa với mức thuế suất 0% cho các sản phẩm nhập khẩu trong nội khối ASEAN.
Ngoài ra, năm 2017 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của một số chính sách quan trọng có tính chất bước ngoặt của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó phải kể đến Nghị định 116/2017/NĐ-CP, Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi… Các chính sách này đang tác động tới ngành ô tô cả trong ngắn và dài hạn.
Theo ông Đức, hiện nay, Việt Nam đã tham gia khá nhiều các hiệp định thương mại tự do khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số hiệp định thương mại tự do tiêu biểu có tác động tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như: AFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN), VJEPA (Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Nhật Bản), VKFTA (Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc), ACFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc)…
Xét về tầm ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường ô tô trong nước, AFTA là hiệp định đang cho thấy tác động rõ rệt nhất. Bởi với việc đưa các dòng thuế nhập khẩu ô tô về 0% trong năm 2018, các sản phẩm ô tô nguyên chiếc (CBU) sẽ được nhập khẩu từ ASEAN về Việt Nam với mức giá rất cạnh tranh khiến cho cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước ngày càng bị thu hẹp.
"Khi hiệp định AFTA có hiệu lực hoàn toàn thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam rất khó có thể tồn tại, duy trì và phát triển được theo định hướng và chiến lược của Chính phủ. Bên cạnh đó trong dài hạn, áp lực nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, gây mất cân đối cán cân thương mại và bất ổn về kinh tế vĩ mô", ông Đức nhận định.
Ông Đức cũng nêu lên thực tế một số hãng xe Nhật Bản với lợi thế về các cơ sở sản xuất tại ASEAN đã và đang mở rộng dải sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc của mình.
Điển hình là các mẫu xe như Fortuner (nhập khẩu từ Indonesia), Civic, Everest (từ Thái Lan), các mẫu xe bán tải như Ranger, Colorado, BT-50 (đa phần nhập khẩu từ Thái Lan). Chỉ tính riêng trong năm 2017, tỷ trọng các sản phẩm nhập khẩu từ ASEAN đã tăng từ mức dưới 20% trong năm 2016 lên 62% trong năm 2017.
Theo ông Đức, số liệu này cho thấy rõ xu hướng tăng trưởng rất nhanh của các sản phẩm CBU nhập khẩu từ ASEAN. Trong năm 2018, dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng khi rất nhiều các sản phẩm mới đang được các hãng xe Nhật Bản lên kế hoạch nhập về như Wigo (từ Indonesia), CRV, Celerio (từ Thái Lan)... Việc này đặt ra thách thức đối với các sản phẩm lắp ráp, sản xuất trong nước sẽ phải đầu tư mạnh mẽ.
Các chính sách mới ban hành đã có những tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Tuy nhiên, với các ưu đãi đưa ra (cụ thể theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP), ông Lê Ngọc Đức cho rằng vẫn chưa đủ mạnh để tạo ưu thế đáng kể cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.
"Mới chỉ thu hẹp khoảng cách về khả năng cạnh tranh giữa sản phẩm xe ô tô lắp ráp trong nước với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc", ông Đức nói.
Ngoài ra, ông Đức cũng cho biết theo tính toán của doanh nghiệp, mức giảm giá bán lẻ cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp theo cơ sở từ Nghị định 125/2017/NĐ-CP tối đa chỉ dao động từ 12 – 15 %, trong khi đó nếu được giảm thuế từ 30% - 0%, các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc sẽ có thể giảm từ 23 – 25% giá bán lẻ so với hiện nay.
Đối với Nghị định 116/2017/NĐ-CP, ông Lê Ngọc Đức cho hay các giấy tờ thủ tục liên quan như giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (hiện một số doanh nghiệp đã được cấp loại giấy này), các loại giấy chứng nhận kiểu loại ô tô, phiếu xuất xưởng hay các tài liệu đánh giá chất lượng nhà xưởng sẽ chỉ là các giải pháp ngắn hạn.
"Về dài hạn khi các quy trình phối hợp giữa nhà nhập khẩu và hãng xe nước ngoài được thống nhất, sẽ không có nhiều khó khăn đáng kể để đưa các sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam. Từ đó xu hướng nhập khẩu xe nguyên chiếc về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao", ông Đức nhìn nhận.
Ông Đức cũng cho rằng đối với thị hiếu người Việt rất ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc nhập khẩu, đây sẽ là thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất lắp ráp trong nước trong việc tìm đầu ra.
Đề xuất miễn giảm thuế sản xuất linh kiện
Để chiến lược cũng như quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được thực hiện thành công, sớm đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành một trong những ngành kinh tế công nghiệp quan trọng của đất nước, với cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công, ông Lê Ngọc Đức cũng đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề.
Về ngắn hạn, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Chính để điều chỉnh, ban hành các chính sách liên quan đến thuế phí.
Thứ nhất, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước áp dụng đối với sản phẩm ô tô.
Thứ hai, miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam cùng với các cam kết của doanh nghiệp về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, áp dụng bảo lãnh thanh toán thuế thời hạn 8 tháng thay vì 30 ngày như hiện hành.
Về dài hạn,có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có trung tâm sản xuất tại ASEAN, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu cho sự phát triển bền vững của mọi ngành nghề.
(VNF) - Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.
(VNF) - Eximbank vừa thông qua việc miễn nhiệm chức vụ 2 phó tổng giám đốc đối với ông Phạm Đăng Khoa và bà Lê Thị Mai Loan. Ban Tổng Giám đốc Eximbank còn lại 5 thành viên.
(VNF) - Sau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước láng giềng.
(VNF) - Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ và đổi mới, Tập đoàn Austdoor đã được ghi danh trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2024.
(VNF) - Ngày 10/1, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã tuyên phạt mức án tù chung thân đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty TMDV Hoàng Gia), buộc bồi thường 539 tỷ đồng cho các bị hại.
(VNF) - Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra chiều ngày 0811 tại Hà Nội. Đánh dấu 15 năm liên tiếp được vinh danh trong danh sách này, Eurowindow tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trên thị trường VLXD, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế Việt.
(VNF) - Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, được tôn vinh và tái hiện qua lăng kính sáng tạo hiện đại giữa lòng khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).
(VNF) - Các nhân sự của Tập đoàn Đèo Cả và đối tác sắp hoàn thành Khoá 1 văn bằng 2 Đường sắt - Metro (khoá 1) tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM (UTH), mang theo nhiều kỳ vọng với sứ mệnh tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trong kỷ nguyên mới của đất nước.
(VNF) - Năm 2025 được dự báo có nhiều diễn biến mới từ cả nguồn cung và nhu cầu lúa gạo thế giới, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đối diện những cơ hội và thách thức nào?
(VNF) - Mô hình cabin mini giúp Highlands Coffee giảm thiểu chi phí đầu tư, linh hoạt hơn trong việc chọn vị trí, đồng thời đáp ứng nhanh nhu cầu mua mang đi.
(VNF) - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khi nguồn cung tăng và nhu cầu tiêu dùng của các nước trên thế giới gia tăng.
(VNF) - Việt Nam SuperPortTM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt.
(VNF) - Danh sách Top 10 thương hiệu F&B Việt Nam năm 2024, do Decision Lab công bố, đã chỉ ra sự thay đổi lớn trong thị trường đồ uống. KFC đứng đầu với 27,5 điểm, vượt qua Highlands Coffee (25,2 điểm) và Trung Nguyên Legend (21,8 điểm). Các thương hiệu quen thuộc như Phúc Long, Lotteria và The Coffee House cũng góp mặt trong bảng xếp hạng.
(VNF) - Campuchia đang trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam với hơn 749 nghìn tấn, trị giá hơn 945 triệu USD. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với hơn 181 nghìn tấn, trị giá hơn 358 triệu USD, tăng 40% về lượng.
(VNF) - Cục Thuế TP Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Lexus Thăng Long nộp ngay số tiền thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, số tiền gần 891 triệu đồng.
(VNF) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu cho sự phát triển bền vững của mọi ngành nghề.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.