Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Bà trùm” ngành thủy sản Trương Thị Lệ Khanh mới đây đã lọt danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam do Forbes bình chọn. Việc bình chọn của Forbes dựa trên các tiêu chí: có vai trò quyết định cao nhất trong doanh nghiệp; có thời gian lãnh đạo đủ dài để tạo nên dấu ấn tích cực với công ty và ngành kinh doanh mà họ hoạt động…
Theo thống kê của Forbes Việt Nam, trong 10 năm từ 2008 đến 2018, Chủ tịch Trương Thị Lệ Khanh đã đưa doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 3,8 lần; lợi nhuận sau thuế tăng 18,1 lần và tổng tài sản tăng 5,1 lần.
“Nữ hoàng” cá tra Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961 ở vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang).
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính Kinh tế TP. HCM, bà Trương Thị Lệ Khanh làm việc ở một công ty xuất khẩu thủy sản tại An Giang. Quá trình làm việc ở đây đã giúp bà có sự am hiểu về ngành thủy sản và con cá.
Năm 1997, bà Trương Thị Lệ Khanh nghỉ việc nhà nước để thành lập Vĩnh Hoàn.
“Vì công ty xuất khẩu nên ngay từ khi thành lập, khát vọng của tôi là ra khơi và tôi muốn tồn tại, phát triển mãi mãi”, bà Trương Thị Lệ Khanh nói về khát vọng của mình từ những ngày đầu khởi nghiệp.
Bà giải thích tên công ty: “Vĩnh là vĩnh viễn. Hoàn là hoàn cầu. Vĩnh Hoàn tức là mãi mãi tồn tại trên khắp thế giới”.
Năm 2007, Vĩnh Hoàn chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần và lên sàn cuối năm đó. Bà Trương Thị Lệ Khanh hiện là người giàu thứ 13 trên sàn chứng khoán với tài sản hơn 3.800 tỷ đồng.
Trong danh sách tỷ phú nữ của Việt Nam, bà Khanh xếp thứ 4 (sau CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, 2 nữ Phó Chủ tịch Vingroup là Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng).
Hiện, bà Trương Thị Lệ Khanh đang sở hữu trực tiếp 42,83% cổ phần của Vĩnh Hoàn và là Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt VASEP.
Bà Lệ Khanh cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cá nhân bà và Vĩnh Hoàn chính là “thiên thời, địa lợi”.
Năm 1995, lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam được gỡ bỏ khiến đầu ra cho ngành cá được khơi thông, kéo theo sự bùng nổ của ngành chế biến xuất khẩu cá tra.
“Công việc làm ăn lúc đó cũng luôn trong tình trạng sản xuất không đủ cho nhu cầu. Tôi cho rằng thiên thời địa lợi là yếu tố may mắn cho việc khởi nghiệp của mình”, bà Khanh nói.
Bà Khanh nhớ lại thời kỳ hoàng kim của cá tra là những năm từ 2000 đến 2006, “thị trường rất nóng, hàng không bao giờ đủ để xuất cho dù nhiều doanh nghiệp ra đời”.
“Nhưng những năm đó, chúng tôi không phải là doanh nghiệp lớn nhất, vị trí đó là của Agifish (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang). Nhiều doanh nghiệp ra đời sau nhưng đã phát triển rất nhanh, ví dụ như Thủy sản Nam Việt. Còn tôi là phụ nữ nên có phần cẩn trọng, trong một số tình huống không dám liều", bà chủ Vĩnh Hoàn trải lòng.
Mang phong cách kinh doanh thận trọng và chắc chắn, bà Trương Thị Lệ Khanh đã đưa Vĩnh Hoàn từ một xưởng sản xuất nhỏ với 70 nhân công năm 1997, vốn ban đầu 70 triệu đồng còn nhà xưởng thì đi thuê của công ty Sa Giang, trở thành một công ty đại chúng có 8.000 lao động, năng lực sản xuất 1.000 tấn cá tra/ngày, sở hữu vùng nuôi rộng 800 ha.
Suốt 22 năm qua, dưới sự lèo lái của nữ thuyền trưởng Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt gần 400 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị trí quán quân trong ngành cá tra từ năm 2009 đến nay.
Về kết quả kinh doanh, Vĩnh Hoàn đạt 9.323 tỷ đồng doanh thu và 1.425 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2018, tăng gấp đôi so với 2017.
Ngoài ra, Vĩnh Hoàn cũng là công ty thủy sản tiên phong thử nghiệm và thành công trong việc chiết xuất collagen và genting từ phụ phẩm chế biến cá tra.
Mặc dù khởi nghiệp với thiên thời, địa lợi, nhưng khó khăn lúc nào cũng trực chờ trong quá trình kinh doanh. Cái quan trọng, theo bà Khanh là “phải vượt qua khó khăn đó chứ đừng ngồi than vãn”.
Thời điểm khó khăn nhất của Vĩnh Hoàn trong lịch sử hoạt động chính là năm 2003, khi Vĩnh Hoàn cùng hơn 50 doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá từ Hiệp hội các nhà sản xuất cá da trơn Mỹ.
“Rất may, chúng tôi đã đấu tranh và kết quả thu được là mức thuế 0%. Đó như là một câu chuyện thần thoại vậy”, bà Khanh kể lại.
Thế nhưng, bà Khanh cho rằng khó khăn trên cũng là cơ hội cho Vĩnh Hoàn: “Vụ việc này cũng có 2 mặt. Nhờ đó, người ta bắt đầu tò mò 'con cá này là con gì mà Mỹ áp thuế chống bán phá giá?'. Vậy là, ở Châu Âu, thị trường bắt đầu nhanh chóng mở rộng ra Đông Âu và Nga”.
Theo Forbes Việt Nam: “Trước đây, Vĩnh Hoàn xuất được 30 container/tháng thì nay là 400 container/tháng. Số lượng sản xuất mỗi tháng hiện tại vượt cả tổng sản lượng năm 2003”.
Trong tương lai, bà Lệ Khanh mong muốn Vĩnh Hoàn trở thành một công ty đa quốc gia.
“Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia”, người sáng lập Vĩnh Hoàn chia sẻ khát vọng về đứa con tinh thần của mình.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.