'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bà Trương Thị Lệ Khanh là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Sinh ra ở vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang) nên có lẽ cái duyên với ngành thủy sản đã gắn với bà Lệ Khanh từ khi còn nhỏ.
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính Kinh tế TP HCM, bà Lệ Khanh đã được giao nhiều trọng trách lớn trong các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại.
Cụ thể, năm 23 tuổi, bà đã được bổ nhiệm vào sở Tài chính tỉnh An Giang; chỉ 2 năm sau, bà đã trở thành kế toán trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Ở tuổi 25, bà Khanh giữ chức Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Năm 30 tuổi, bà đảm nhiệm vai trò Phó Giám Đốc Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp An Giang. 5 năm sau đó, bà đã trở thành trợ lý Tổng Giám Đốc Công ty FIDECO. Đây là những bước đệm để bà tiến tới xây dựng Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (nay là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn).
Công ty TNHH Vĩnh Hoàn được thành lập cuối năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với số vốn ban đầu 300 triệu đồng. Công ty tập trung xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và cá basa.
Ban đầu phương thức kinh doanh là gia công xuất khẩu. Hai năm sau, Vĩnh Hoàn thành lập cơ sở chế biến riêng bằng cách thuê lại một xưởng sản xuất tại Cao Lãnh (Đồng Tháp). Nhờ việc am hiểu các hoạt động ngoại thương và có mối quan hệ từ trước, bà Khanh sớm tìm được chỗ đứng cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài.
“Vì công ty xuất khẩu nên ngay từ khi thành lập, khát vọng của tôi là ra khơi và tôi muốn tồn tại, phát triển mãi mãi”, bà Trương Thị Lệ Khanh nói về khát vọng của mình từ những ngày đầu khởi nghiệp. Bà giải thích tên công ty: “Vĩnh là vĩnh viễn. Hoàn là hoàn cầu. Vĩnh Hoàn tức là mãi mãi tồn tại trên khắp thế giới”.
Năm 2003 ngành xuất khẩu cá tra bùng nổ cũng là lúc Vĩnh Hoàn vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước.
Tới năm 2007, Vĩnh Hoàn đã chuyển đổi mô hình sang Công ty cổ phần. Cùng năm đó, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Tháng 4/2007, bà Lệ Khanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Đến tháng 5/2016, bà đã chuyển giao vị trí Tổng giám đốc cho lớp thế hệ trẻ là bà Nguyễn Ngô Vi Tâm.
Bà Trương Thị Lệ Khanh không ngần ngại thừa thận yếu tố quyết định thành công của bà và Vĩnh Hoàn là thiên thời và địa lợi. Ngày Vĩnh Hoàn ra đời, cũng là thời điểm lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam đã được gỡ bỏ khiến đầu ra cho ngành cá được khơi thông, kéo theo sự bùng nổ của ngành chế biến xuất khẩu cá tra.
Từ một doanh nghiệp mới và đơn sơ, Vĩnh Hoàn đã khẳng định được vị thế của mình. Dưới sự lèo lái của nữ thuyền trưởng Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam.
Với những thành công đó, bà Lệ Khanh đã được vinh danh là một trong 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia's Power Businesswomen) của tạp chí Forbes.
Sau khi bứt phá mạnh vào năm 2018 với khoản lãi gần 1.500 tỷ đồng, tương đương tổng lợi nhuận ba năm trước đó cộng lại, thì đến giai đoạn 2019-2020, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong hầu hết chỉ số kinh doanh của Vĩnh Hoàn.
Năm 2019, Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận đi lùi lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng, giảm 18% so với cùng kỳ, xuống còn 1.180 tỷ đồng. Doanh thu của Vĩnh Hoàn cũng giảm 15% về mức 7.867 tỷ đồng.
Đến năm 2020, dịch Covid 19 đã ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản thế giới, khiến cho việc tiêu thụ giảm và xu hướng thay đổi, đơn đặt hàng giảm 35 – 50%. Dưới tác động đó, doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn lại tiếp tục lao dốc. Cụ thể, doanh thu Vĩnh Hoàn đạt 7.037 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2019. Trừ chi phí giá vốn, lợi nhuận gộp thu về đạt hơn 1.001 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 14,2%, giảm mạnh so với tỷ lệ 19,5% đạt được năm 2019. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 705 tỷ đồng, giảm sút 40% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.
Giải trình cho nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ, bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết do giá bán và sản lượng đều giảm. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các thị trường chính như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, ASEAN áp dụng giãn cách xã hội, kênh tiêu thụ chính của cá tra là hàng quán phải đóng cửa hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề đến sức mua của dòng sản phẩm này.
Trên thực tế, dù hết ảnh hưởng của dịch bệnh, Vĩnh Hoàn vẫn phải đối mặt với các rào cản khác. Đầu tiên, với thị trường châu Âu, kỳ vọng tăng doanh thu nhờ giảm thuế quan khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực chưa mang lại nhiều kết quả tích cực.
Theo European Comission (EC), Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu cá tra vào châu Âu và mặt hàng này sẽ được giảm thuế từ 5,5% về 0% trong vòng 4 năm. Nhìn chung, mức giảm thuế hằng năm 1,8% không phải là quá lớn, nên việc giảm thuế quan không làm tăng lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam.
Sau nữa, kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR 15) của Mỹ đối với cá tra, ba sa của Việt Nam không tạo ra cạnh tranh đáng kể cho Vĩnh Hoàn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Vĩnh Hoàn đang thực hiện chiến lược đầu tư cho cơ hội gia tăng lợi nhuận thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh hoạt động truyền thống xuất khẩu cá tra, bà Trương Thị Lệ Khanh đang hướng Vĩnh Hoàn tăng doanh số bán mỡ cá và bột cá và doanh số sản phẩm collagen và gelatin nhờ nhà máy mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2020.
Đặc biệt, để “kìm hãm” đà suy giảm lợi nhuận, bà Lệ Khanh đặt kỳ vọng vào “át chủ bài” collagen và gelatin. Đây là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao chế biến từ da cá, phục vụ cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm.
Bà Trương Thị Lệ Khanh là người theo đạo Phật, có niềm tin mạnh mẽ vào thuyết nhân quả, tham gia nhiều công tác từ thiện nhưng kín tiếng. Theo lời nhân viên và một số bạn bè, bà Lệ Khanh là người nghiêm túc trong công việc và trách nhiệm với sản phẩm.
“Nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh từng chia sẻ, “phải vượt qua khó khăn chứ không phải ngồi than vãn”. Để vượt qua sự suy thoái toàn cầu trong ngành F&B, bà Lệ Khanh tăng cường tìm kiếm cơ hội phát triển mới. Nữ doanh nhân này đặt mục tiêu mở rộng thị trường thông qua các quan hệ đối tác ở châu Âu. Ở trong nước, Vĩnh Hoàn cũng đang tích cực mở rộng thị trường thông qua M&A một số doanh nghiệp.
Trong tương lai, bà Lệ Khanh mong muốn Vĩnh Hoàn trở thành một công ty đa quốc gia. “Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia”, người sáng lập Vĩnh Hoàn chia sẻ khát vọng về đứa con tinh thần của mình.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.