Đón đầu cơ hội trên thị trường bán lẻ 350 tỷ USD
(VNF) - Cả nước hiện có 1.080 siêu thị, 240 trung tâm thương mại, 8.500 chợ truyền thống cùng hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và khoảng 2,2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Bộ Công Thương dự báo, năm 2025, quy mô thị trường bán lẻ tăng lên 350 tỷ USD.
Chuỗi bán lẻ đầu tư mở rộng
Những tháng cuối năm 2024, hệ thống siêu thị WinMart/WinMart/WiN đã khai trương thêm 41 cửa hàng WinMart/WiN, nâng tổng số siêu thị và cửa hàng trên cả nước lên gần 4.000 điểm. Cùng đó, hàng loạt siêu thị WinMart đã được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng.
Ngày 10/1/2025, Tập đoàn Việt Phát tổ chức lễ khởi động Dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê (Aeon Mall) tại phường Hiệp Hòa (Cù lao Phố), tỉnh Đồng Nai. Đây là công trình có với diện tích hơn 11ha, tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 24,5ha, tổng vốn đầu tư dự án là hơn 6.000 tỷ đồng, dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan mua sắm/năm.
Trung tâm này cũng thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn và bán lẻ các hàng hóa theo quy định. B tuyến đường xung quanh trung tâm thương mại được quy hoạch xây dựng với lộ giới từ 12-24 m. Sau khi xây dựng hoàn thành, các tuyến đường này sẽ được bàn giao cho Nhà nước quản lý, sử dụng.
Ngày 10/1/2025, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) cũng chính thức khai trương Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại 1466 đường Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP. HCM.
Centre mall Võ Văn Kiệt có quy mô 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, diện tích sàn xây dựng gần 30.000m², diện tích cho thuê lên đến 15.000 m², khu siêu thị tự chọn Satramart rộng hơn 1.500 m².
Đây là điểm đến 'one-stop-shopping' duy nhất trên đại lộ Võ Văn Kiệt, với hơn 20 trường học các cấp xung quanh, hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm và giải trí hàng đầu phục vụ người dân quận 6 và các quận lân cận như quận 8, quận 5, quận 11, quận Bình Tân và quận Tân Phú.
Đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ đang được tăng cường. Các Tập đoàn bán lẻ quốc tế như AEON, Central Group và Lotte đang đầu tư mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, giúp mang lại nhiều lựa chọn và tiêu chuẩn mới cho người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp nội địa cũng không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở rộng hệ thống.
Bên cạnh xu hướng phát triển các hạ tầng mua sắm quy mô lớn, Bộ Công thương nhận định, xu hướng của thị trường bán lẻ năm 2025 và các năm tiếp theo sẽ là sự kết hợp giữa công nghệ, tính bền vững và việc cá nhân hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, mô hình bán hàng đa kênh đang được 79,2% số doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn. Vì vậy, muốn giữ chân người mua, các nhà bán lẻ đa kênh, các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn để cải tiến công nghệ của các kênh trực tuyến lẫn trực tiếp nhằm bảo đảm hành trình tìm kiếm và mua hàng của người tiêu dùng được dễ dàng, thuận tiên.
Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Cả nước hiện có 1.080 siêu thị, 240 trung tâm thương mại, 8.500 chợ truyền thống cùng hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và khoảng 2,2 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hệ thống bán lẻ trong nước đã và đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Do đó, việc phát triển hệ thống bán lẻ cần hướng đến mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại, trong đó đầu tư tập trung vào các mô hình bán lẻ đa kênh, tăng cường trải nghiệm người tiêu dùng.
Cơ hội tăng trưởng 2025
Năm 2025, Bộ Công Thương đưa ra dự báo quy mô thị trường bán lẻ tăng lên 350 tỷ USD, đóng góp 59% tổng ngân sách.
Theo các chuyên gia, tiềm năng của thị trường ngành bán lẻ Việt Nam rất lớn, do Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Dự kiến tầng lớp này tăng lên đến 26% vào năm 2026. Khi thu nhập của người dân tăng, nhu cầu tiêu dùng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp bản thân, mua sắm những mặt hàng xa xỉ cũng tăng lên.
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng 9% so với năm 2023. Đáng chú ý, bán lẻ hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đạt 78% năm 2023 và đạt 77% năm 2024 với xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm.
Cùng với đó, quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2024 đã sớm đạt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Năm 2025, ngành tiêu dùng và bán lẻ tại Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhờ tác động tích cực từ các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước.
Trong nước, kinh tế tăng trưởng ổn định giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao (khoảng 6-7%), tạo cơ hội cho việc gia tăng thu nhập và chi tiêu của người dân; Cùng với đó là quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng mạnh mẽ cũng góp phần tăng cường tiêu dùng tại các thành phố lớn cũng như khu vực nông thôn.
Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt nam 2025, được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ vào nhiều yếu tố.
Đó là cơ cấu doanh số trẻ, với hơn 60% là dân số trong độ tuổi lao động và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, nhu cầu chi tiêu cho các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tiện ích sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lối sống hiện đại hóa và sự gia tăng nhận thức về sức khỏe, tiện nghi cũng sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong các lĩnh vực như thực phẩm hữu cơ, sản phẩm công nghệ, và giải trí.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử, thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt giá trị hàng tỷ USD vào năm 2025, nhờ sự mở rộng của các nền tảng lớn như Shopee, Lazada, và Tiki, cùng với sự tham gia của các thương hiệu quốc tế. Cùng với đó, xu hướng mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt đang tiếp tục chiếm ưu thế, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng thanh toán và logistic được cải thiện.
Sự phát triển của mô hình bán lẻ hiện đại, với các mô hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và trung tâm thương mại tiếp tục mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng và tiện lợi. Sự kết hợp giữa trải nghiệm truyền thống và công nghệ số sẽ trở thành xu hướng nổi bật trong tương lai.
Theo Tổng cục Thống kê, lũy kế đến tháng 11/2024, ngành bán buôn bán lẻ có tổng vốn đăng ký đạt gần 1,37 tỷ USD, đứng thứ ba về thu hút FDI trong số các ngành. Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,3%) và số lượt giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 42,4%).
Nhiều đại gia đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore đã hiện thực hóa mục tiêu mở rộng tại thị trường Việt Nam. Trong đó, phải kể đến những công ty lớn như Tập đoàn BRG, Aeon (Nhật Bản)...
Doanh nghiệp bán lẻ đang gặp áp lực lớn về thị phần
- MWG và FRT: Cuộc đua đường dài trên thị trường bán lẻ 02/12/2024 07:30
- Bán lẻ bách hoá: Thị trường khốc liệt, cá bé nuốt cá lớn? 28/06/2024 02:42
- Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản tăng độ 'phủ sóng' 07/02/2024 10:07
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.