Đón dòng vốn tỷ USD: Bình Dương, Đồng Nai tăng tốc xây KCN

Trần Lê - 10/10/2024 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Để thu hút nhà đầu tư và các dòng vốn mới, tỉnh Bình Dương chuẩn bị đầu tư thực hiện 10 KCN, Đồng Nai dự kiến có thêm 15 KCN.

Bình Dương phát triển KCN công nghệ cao

Theo phương án phát triển khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bình Dương, đến năm 2030, tỉnh này sẽ có 43 KCN với tổng diện tích khoảng 18.600 ha. Trong đó, tiếp tục thực hiện 33 KCN theo quy hoạch trước đây với 27 KCN hiện hữu có tổng diện tích đã lấp đầy khoảng 10.283 ha và 6 KCN có trong quy hoạch quốc gia cùng với chuẩn bị đầu tư thực hiện 10 KCN đề xuất mới.

Cụ thể, giai đoạn 2023-2025, Bình Dương dự kiến đầu tư 2 KCN, với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.000 ha, gồm KCN chuyên ngành cơ khí diện tích khoảng 800 ha đề phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghệ cao, tự động hóa ít thâm dụng lao động và KCN Tân Lập I với diện tích 200 ha để thu hút ngành nghề gỗ.

Đón dòng vốn mới, Bình Dương và Đồng Nai tăng tốc xây KCN (ảnh minh họa)

Giai đoạn 2026-2030, triển khai 8 KCN tiếp theo ở các huyện Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo với diện tích quy hoạch mới trên 6.000 ha. Hiện KCN VSIP III (giai đoạn 2) đang tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng mặt bằng sạch để đón thêm dòng vốn mới.

Tỉnh Bình Dương đang dành 20.000 ha phát triển đô thị và 25.000 ha đất để phát triển công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, công nghiệp - dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh.

Tỉnh Bình Dương sẽ đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Việc xây dựng các KCN thế hệ mới được coi là giải pháp không chỉ khắc phục những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Phát triển KCN xanh cũng giúp địa phương tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn, hướng đến thực hiện cam kết giảm phát thải khí carbon về 0 vào năm 2050.

Đồng Nai chọn dự án phát triển bền vững

Tỉnh Đồng Nai hiện có 33 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất 10.500 ha; trong đó, có 31 KCN đi vào hoạt động, thu hút hơn 1.600 dự án với trên 34,8 tỉ USD vốn FDI đến từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Đồng Nai sẽ có 48 KCN và 31 cụm công nghiệp. Trong 5 đột phá chiến lược, tỉnh xác định xây dựng các KCN xanh, giảm phát thải carbon, thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao…

Trong cơ cấu ngành nghề, chú trọng phát triển 3 nhóm sản phẩm mũi nhọn gồm: Công nghiệp hàng không; công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo; thiết bị tự động hóa và thiết bị công nghệ thông tin.

Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được công bố, tỉnh Đồng Nai đang hoạch định, phân bổ lại không gian, dành đất cho phát triển bền vững, không thu hút ồ ạt mà chọn lọc các dự án phát triển bền vững.

Đồng thời, đẩy nhanh việc bồi thường giải phóng mặt bằng để mở rộng các KCN đã được phê duyệt, khẩn trương hoàn thành hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt để thành lập các KCN mới nhằm kịp thời bổ sung quỹ đất sạch, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư lớn.

Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai mới đây, tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 155.000 tỷ đồng (6,2 tỷ USD).

Nhận quyết định phê duyệt quy hoạch, Đồng Nai công bố loạt dự án tỷ USD

Nhận quyết định phê duyệt quy hoạch, Đồng Nai công bố loạt dự án tỷ USD

Tiêu điểm
(VNF) - Sáng 24/9, tỉnh Đồng Nai tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.