Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường từ thủy điện

Hồng Quang - 20/08/2018 21:10 (GMT+7)

Thủy điện trên sông Mekong đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng rủi ro có thể lớn hơn lợi ích đó.

VNF
Đặt cược vào thủy điện, Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường. (Ảnh minh họa: CNBC)

Các công trình đập thường tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng tới sinh kế cho dân cư xung quanh khu vực sông hồ. Vấn đề này trở nên cấp bách ở các nước Đông Nam Á dọc sông Mekong, bởi nơi đây tập trung nhiều công trình thủy điện.

Các đập thủy điện trên sông Mekong đang ảnh hưởng đến trữ lượng cá và làm xói mòn độ phì của đất, thậm chí có thể gây nguy hại đến tương lai hệ sinh thái của dòng sông này.

Lợi bất cập hại

Ước tính vào năm 2040, sẽ có 11 đập chính và hơn một trăm đập nhánh được quy hoạch xây dựng trên sông Mekong để khai thác thủy điện trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao.

Lào thu được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư thủy điện và mong muốn xuất khẩu điện sang các nước láng giềng. Theo Hiệp hội Thủy điện quốc tế, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, Lào thu về khoảng 975 triệu USD từ xuất khẩu điện.

Tình trạng thiếu điện ở Đông Nam Á khiến thủy điện được lựa chọn là một nguồn năng lượng sạch, hấp dẫn và là một nguồn thu có giá trị. Tuy nhiên, các nhà môi trường cho rằng thủy điện có thể “lợi bất cập hại”.

Sông Mekong được ví như ngôi nhà của rất nhiều loài cá và chúng thường di chuyển lên thượng nguồn để đẻ trứng. Tuy nhiên, các con đập và hồ chứa trên sông trở thành những vật cản đường và hệ lụy là làm gián đoạn vòng đời của cá.

Báo cáo hồi tháng 4/2018 của Ủy ban sông Mekong đánh giá, dự trữ thủy sản khu vực sông Mekong có thể giảm tới 40% do các dự án thủy điện.

Các chuyên gia cảnh báo, đập thủy điện làm giảm lượng trầm tích chảy xuống hạ lưu, giảm độ phì của đất. Nếu không có trầm tích, hai bên bờ của các con sông và kênh rạch sẽ bị xói mòn, cuốn theo nhà cửa, cây trồng và cơ sở hạ tầng ven sông.

Ông Marc Goichot, chuyên gia về nước của Chương trình Mekong Mở rộng thuộc Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu (WWF) cho rằng: Dòng trầm tích rất quan trọng đối với hệ sinh thái của một dòng sông và nếu thay đổi dòng chảy của trầm tích sẽ xuất hiện một dòng sông khác.

Chuyên gia WWF cho rằng trước khi con đập đầu tiên được xây dựng vào năm 1990, mỗi năm sông Mekong đã đem lại 160 triệu tấn trầm tích. Nhưng năm 2014, con số này đã giảm hơn một nửa. Các con đập đã nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng, buộc các hộ dân phải tái định cư nơi khác.

Ông Mats Eriksson, giám đốc cấp cao của Ban quản lý nguồn nước xuyên biên giới của Viện Nước Quốc tế Stockholm, cảnh báo: Nếu lượng trầm tích hàng năm về vùng đồng bằng bị sụt giảm thì xói mòn từ biển sẽ gia tăng, do vậy nguy cơ mất đất là hiện hữu.

Những người ủng hộ thì lý giải thủy điện là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Richard Taylor, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thủy điện quốc tế, lập luận: “Các dự án thủy điện có thể thúc đẩy phát triển bền vững toàn diện của xã hội nếu các dự án đó có chiến lược phù hợp và được xây dựng và vận hành một cách bền vững”.

Vị chuyên gia này cho rằng những dự án thủy điện được quy hoạch hợp lý thì dù ở quy mô nào có thể mang lại “lợi ích ròng” cho hành tinh, cộng đồng xung quanh và hệ thống năng lượng và nước.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2017 của Oxfam, lợi ích kinh tế mà thủy điện đem lại thường được “nói quá”. Những giá trị thuần hiện tại mà các con đập được quy hoạch xây dựng là âm 7,3 tỷ USD.

Các nhà phê bình lên án việc thủy điện ảnh hưởng đến an ninh lương thực và năng suất nông nghiệp do dòng chảy trầm tích sụt giảm, dẫn tới nghèo đói gia tăng cũng như những tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Ủy ban sông Mekong chỉ rõ điều này có thế làm suy giảm tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia sông Mekong phía hạ lưu Trung Quốc.

Hiểm họa khó lường

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn các quốc gia thượng lưu sông Mekong áp dụng chính sách phù hợp để khai thác dòng sông này, đặc biệt là việc xây dựng đập thủy điện, để đảm bảo quyền lợi đối với các nước hạ lưu như Việt Nam.

Các con đập tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường nếu các nước đang phát triển thiếu quy hoạch bài bản và phương án sẵn sàng cho sự cố.

Bằng chứng rõ nhất là sự cố vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) vào tháng trước. Hậu quả là hàng trăm người mất tích và nhiều ngôi làng bị nhấn chìm.

Theo ông Mats Eriksson của Viện Nước Quốc tế Stockholm, các cấu trúc của thủy điện ở châu Á cần phải được cải thiện và việc tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt là cần thiết.

Trước những mối nguy hiểm hiện hữu, nhiều người cho rằng các chính phủ nên chuyển sang lựa chọn năng lượng tái tạo ít rủi ro hơn.

Ông Eyler của tổ chức nghiên cứu chính sách Stimson Center, nhận định: "Các công nghệ mới nổi như năng lượng mặt trời, gió và sinh khối có tiềm năng rất lớn và có thể thay thế một số đập tiềm ẩn nguy cơ sự cố".

Chuyên gia này cho rằng Việt Nam là quốc gia chịu thiệt thòi nhiều nhất do tác động của các đập ở thượng lưu sông Mekong, đồng thời khuyến nghị Việt Nam nên đa dạng hóa các nguồn năng lượng mặt trời, gió và sinh khối.

Mekong là dòng sông dài thứ 10 trên thế giới và được đánh giá là ngư trường nước ngọt lớn nhất thế giới. Sông Mekong chảy qua 6 quốc gia, gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc.

Sông Mekong đứng thứ 2 chỉ sau sông Amazon về đa dạng sinh học và có giá trị kinh tế rất lớn. Dòng sông này chiếm 25% lượng nước ngọt toàn cầu và có tới 60 triệu người kiếm sống từ nghề cá và trồng trọt dọc theo sông này.

Theo VOV/CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.