'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chưa được đền bù đã bị… cưỡng chế
Ông Trần Hữu Phú (ngụ nhà số 175 Xa lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2) cho biết, vào năm 2008, ông và một số hộ khác được thông báo khu vực đang ở sẽ được giải tỏa, giao đất cho doanh nghiệp làm dự án bất động sản. Rồi từ đó, một bảng hiệu công trình ây dựng được dựng lên với dòng thông tin: Dự án Gateway do Công ty Cổ phần bất động sản Sơn Kim (Công ty Sơn Kim) làm chủ đầu tư.
Thế nhưng, thay vì được chủ đầu tư đến thương lượng giá cả đền bù đất thì các hộ dân bị một số người lạ thường xuất hiện hỏi mua đất của dân với rẻ. Ai không bán sẽ bị hăm họa này nọ, vì thế nhiều hộ dân đành chấp nhận bán đất ra đi. Một số ít hộ vẫn cương quyết bám trụ.
Đến khoảng đầu năm 2010, UBND Quận 2 bất ngờ ra quyết định thu hồi đất của dự án nói trên. Không chấp nhận, ông Phú và các hộ dân làm đơn khiếu nại vì cho rằng đây là dự án kinh doanh nên chủ đầu tư phải trực tiếp thương lượng giá cả đền bù đất với dân. Tuy nhiên, phía Quận 2 vẫn khẳng định đây là dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi đất.
Vụ việc được người dân khởi kiện, kết quả TAND Quận 2 khẳng định: "UBND Quận 2 đã thu hồi đất của dân chưa dựa trên cơ sở hiệp thương giữa những người sử dụng đất và chủ đầu tư là chưa phù hợp quy định pháp luật đất đai. Đề nghị Chủ tịch UBND Quận 2 rà soát lại toàn bộ quy trình thu hồi đất và thu hồi lại các quyết định chưa phù hợp".
Theo tìm hiểu của PV Infonet, đã có tổng cộng 675,7m2 đất của người dân bị cưỡng chế. Trong khi đó, Công ty Sơn Kim báo cáo lên UBND TP.HCM là chỉ còn một hộ dân chưa giải tỏa được nhưng trên thực tế là còn 7 hộ. UBND Quận 2 có văn bản cho kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt mặt liên quan đến dự án.
Chưa được giải quyết thấu đáo, người dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến các cấp cao hơn. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã có kiểm tra và cho ra kết luận: "Dự án Gateway không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Việc UBND Quận 2 thu hồi đất của người dân là chưa phù hợp. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM chỉ đạo Quận 2 thu hồi quyết định thu hồi đất của dân. Công ty Sơn Kim phải thỏa thuận bồi thường với dân".
Sở Xây dựng cho phép bán căn hộ trên đất chưa đền bù?
Trước sự việc kéo dài nói trên, UBND TP.HCM có văn bản đề nghị UBND Quận 2 thu hồi quyết định thu hồi đất của người dân và tổ chức hai bên thương lượng. Theo ông Phú, đến nay chính quyền Quận 2 mới chỉ tổ chức thương lượng mà vẫn chưa thu hồi quyết định trái luật này.
"Chủ đầu tư lấy đất của tôi sử dụng rồi thì làm sao mà thương lượng sòng phẳng nữa. Tải sản, nhà cửa đã bị bên thi công xâm phạm, ai định giá được những tài sản này cho gia đình tôi", ông Trần Hữu Phú bức xúc trước kiểu làm "tiền trảm hậu tấu" của Công ty Sơn Kim.
Khoảng giữa năm 2015, cho rằng người dân không chịu thương lượng, UBND Quận 2 đã thuê đơn vị tư vấn thẩm định và với 675,7m2 đất cần thu hồi chỉ với giá 3,4 tỷ đồng, bên cạnh đó đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ thêm. Để sau đó đi đến số tiền đền bù, hỗ trợ là hơn 10 tỷ đồng (tương đương đơn giá 15 triệu đồng/m2). Các hộ dân cho rằng, giá này là quá rẻ bởi cách đây 4 năm giá đất được đền bù ở khu vực này đã gấp đôi.
Theo tài liệu PV có được, liên quan đến những khúc mắc của dự án Gateway nói trên, lãnh đạo UBND TP.HCM đã có văn bản giao Thanh tra TP.HCM phối hợp cùng Thanh tra Chính phủ, Sở Xây dựng thành phố làm rõ.
Cụ thể, văn bản đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ pháp lý, trình tự thủ tục, chủ trương cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất của người dân thuộc dự án Công ty Sơn Kim khi chưa thực hiện thương lượng giữa hai bên. Đồng thời nói rõ, Công ty Sơn Kim phải xin lỗi và tiếp tục quá trình thương lượng giá cả đền bù đất với người dân.
Khi sự việc vẫn chưa đi đến hồi kết thì mới đây Sở Xây dựng TP.HCM lại ra 2 văn bản cho phép Công ty Sơn Kim được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 439 căn hộ thuộc khối A và B tại dự án Gateway.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 13/3 vừa qua lãnh đạo Công ty Sơn Kim đã thông tin về các thủ tục pháp lý tại dự án Gateway Thảo Điền. Ông Trịnh Bảo Quốc – Tổng Giám đốc Công ty Sơn Kim cho biết, hiện hai block tòa nhà dự án Gateway Thảo Điền đã xây xong móng và được nghiệm thu. Công ty cũng đã đóng hơn 120 tỉ đồng tiền sử dụng đất cho Nhà nước và Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản cho phép công ty được bán, cho thuê căn hộ hình thành trong tương lai.
Cũng theo lãnh đạo Công ty Sơn Kim, công ty đã tăng giá bồi thường cho người dân từ 15 triệu lên 38 triệu đồng/m2 và chuyển vào tài khoản của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2 tổng cộng hơn 25 tỉ đồng. Phía công ty cũng đã thực hiện việc xin lỗi người dân theo chỉ đạo trước đây của cơ quan chức năng.
Nhưng các hộ dân cho biết, đến nay họ vẫn chưa nhận được lời xin lỗi từ công ty Sơn Kim, đồng thời việc công ty này chuyển hơn 25 tỉ đồng vào tài khoản Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2 là do công ty tự áp giá. Người dân chưa đồng ý mức giá này và cơ quan chức năng cũng chưa công nhận giá đền bù trên. Trong thông báo gửi cơ quan chức năng mới đây, Chi Cục Thuế Quận 2 cũng khẳng định, với số tiền 120 tỷ đồng Công ty Sơn Kim đã nộp, chi cục thuế sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền quy định
Được biết một trong bảy hộ dân đã nộp đơn khởi kiện UBND Quận 2 đến TAND Quận 2 về việc cưỡng chế thu hồi đất sai quy định, đồng thời đề nghị tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm ngưng thi công dự án nói trên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.