Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Đáng nói, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, vấn đề đầu tư thành lập doanh nghiệp mới không còn là cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Nói vậy, để thấy rằng, để tiếp tục đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, việc hỗ trợ để đưa kinh tế tư nhân thành động lực hàng đầu là vấn đề cần đặc biệt chú ý.
Phần lớn doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp nhỏ
Nhìn lại đầu những năm 1990, sau khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành, cả nước chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong 10 năm tiếp theo, số doanh nghiệp tăng gần 56 lần, lên 279.360 doanh nghiệp (năm 2010).
Tính đến thời điểm 31/12/2022, số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là 895.876 doanh nghiệp, tăng hơn 3 lần (tương ứng với hơn 600 nghìn doanh nghiệp) sau 12 năm, bình quân tăng gần 10,20%/năm.
Tuy phát triển khá nhanh, nhưng số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, mật độ doanh nghiệp còn rất thấp, và phân bố không đồng đều theo địa phương, vùng kinh tế xã hội cũng như theo ngành kinh tế.
Ngoài ra, một thực trạng khiến rất đáng suy nghĩ đó là phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đây là điều rất đáng buồn. Năm 2022, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm phần khoảng 69% năm 2022; doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 25%; còn lại doanh nghiệp quy mô vừa 3,5% và doanh nghiệp lớn giảm nhẹ từ 2,8% giai đoạn 2017-2020 xuống 2,6% năm 2022.
Bình quân chung cả nước, vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có biến động đáng kể trong giai đoạn 2011-2022, ở mức khoảng 32%; còn hệ số nợ bình quân khoảng 2; là mức tối đa chấp nhận được.
Tuy vậy, vốn chủ sở hữu luôn chiếm phần lớn trong vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ (khoảng 55%), khoảng 40% đối với doanh nghiệp nhỏ, 1/3 đối với doanh nghiệp vừa và hơn ¼ đối với doanh nghiệp lớn. Trái với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ của doanh nghiệp siêu nhỏ khoảng 0,8; doanh nghiệp nhỏ khoảng 1,5, doanh nghiệp vừa gần 2 và doanh nghiệp lớn khoảng 2,8. Có thể nói, hệ số nợ của doanh nghiệp siêu nhỏ là rất thấp; họ kinh doanh chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu. Như ta đều đã biết, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá thấp và đang giữ ổn định ở mức 21-22%; tỷ lệ này của doanh nghiệp tư nhân trong nước đang ở mức khoảng 30%; các doanh nghiệp FDI đang giữ ổn định tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức 38-40%.
Tương tự, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu doanh nghiệp FDI khoảng 1,5-1,6 lần; doanh nghiệp tư nhân trong nước khoảng 2 lần; và doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng từ 3 lần bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 3,66 lần năm 2022.
Thực tế tiếp xúc với doanh nghiệp, tôi cũng nhận thấy doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ luôn gặp khó khăn trong việc huy động vốn, đặc biệt là vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Còn đối với nông nghiệp và các ngành dịch vụ, đó là những ngành nghề chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư do rủi ro cao (như nông nghiệp) hoặc do còn quá nhiều rào cản, chưa tạo điều kiện thuận lợi và chưa được khuyến khích phát triển.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thường không có nhiều tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn. Do đó, việc gia tăng số lượng và mở rộng quy mô doanh nghiệp trong các ngành nói trên là nhiệm vụ không dễ dàng.
Về hiệu quả kinh doanh, hệ số quay vòng vốn của doanh nghiệp nói chung là khá thấp, và giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2022. Doanh nghiệp siêu nhỏ có hệ số quay vòng vốn quá thấp, chỉ 0,13 (năm 2022); hệ số quay vòng vốn của doanh nghiệp lớn là khoảng 0,64; doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 0,7-0,8). Doanh nghiệp nhà nước có hệ số quay vòng vốn thấp nhất và có xu hướng giảm từ 0,47 giai đoạn 2011-2015 xuống còn 0,32 năm 2022; doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng giảm từ 0,7 giai đoạn 2011-2015 xuống còn 0,58 năm 2022; còn các doanh nghiệp FDI giữ mức ổn định khoảng 0,9-1.
Đáng chú ý, về lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, chỉ số này của doanh nghiệp Việt Nam là khá thấp; cả nước bình quân chưa đầy 4%. Xét theo quy mô, thì trừ các doanh nghiệp lớn, hệ số lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần của các doanh nghiệp còn lại là số âm và gần bằng 0. Doanh nghiệp siêu nhỏ có hệ số “âm” 6-7% liên tục trong suốt thời kỳ 2016-2022. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần của doanh nghiệp tư nhân trong nước là khoảng 2%; bằng khoảng 1/3 so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần của các doanh nghiệp trong công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh bất động sản là khá cao, từ 10-20% trong giai đoạn 2011-2022. Còn lại đối với các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ khác đều rất thấp, như bán buôn, bán lẻ.. chỉ khoảng 1%, ăn uống lưu trú thậm chí “âm” sâu từ 2016-2022, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khoảng 3-4%; trong y tế, giáo dục và đào tạo, các dịch vụ khác đều rất thấp và thay đổi bất thường.
Tựu chung lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là khá thấp; và đang có xu hướng giảm sút từ 2011 đến nay. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi đang giảm dần; doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng lên; thậm chí tỷ lệ FDI khai báo kinh doanh thua lỗ năm 2022 là 47%. Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua các chỉ quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu đều thấp.
Chính sách phát triển kinh tế tư nhân chưa được phát huy, thủ tục hành chính còn rườm rà
Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 đã đưa ra chủ trương “phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%; với những giải pháp hết sức thiết thực.
Đặc biệt, Nghị quyết chuyên đề số 10 Ban chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã đề ra hàng loạt các giải pháp khá cụ thể khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.
Có thể nói, các giải pháp nói trên về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân là có hệ thống. Tuy vậy, các chủ trương, giải pháp nói trên đã chưa thực hiện một cách đầy đủ và nhất quán. Đó cũng là một trong các nguyên nhân căn bản kìm hãm sự phát triển và lớn mạnh của kinh tế tư nhân ở nước ta.
Điều này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương V về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết khẳng định: “Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến”.
Môi trường kinh doanh còn nhiều điểm yếu của môi trường kinh doanh như: môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, an toàn và lành mạnh; thiết chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong kinh doanh có mặt còn yếu, gây rủi ro cho doanh nghiệp; pháp luật về sở hữu, quyền tài sản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh còn hạn chế; hiệu quả xử lý tranh chấp, vi phạm chưa cao; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, rườm rà, phức tạp; kết quả cải cách hành chính chưa đồng đều; một số thị trường chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, nhất là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học công nghệ...
Dù quá trình thực thi còn nhiều bất cập nhưng các chủ trương, giải pháp về phát triển kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng là khá đầy đủ và vẫn còn phù hợp. Do đó, để doanh nghiệp tư nhân thực sự phát triển cần phải tiếp tục thể chế hoá, thực hiện một cách đầy đủ, nhất quán và triệt để theo một số giải pháp tập trung vào “các điểm nghẽn” đang kìm hãm phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Đầu tiên, phải tăng nhanh số doanh nghiệp gia nhập thị trường hướng đến mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Các giải pháp cho mục tiêu này gồm: tăng số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm, tăng số doanh nghiệp quay lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng vì các lý do khác nhau, giảm số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và đặc biệt là giảm đến mức tối đa số doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Các giải pháp, biện pháp cụ thể sẽ được thể hiện trong một chương trình khuyến khích khởi nghiệp, đồng hành và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân kéo dài và liên tục trong suốt thời kỳ 2024-2030.
Như vậy, chương trình này có thể sẽ được bổ sung, sửa đổi, làm mới hàng năm, nhất là nội dung liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp, để phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế đã thay đổi.
Thứ hai, tiếp tục mở rộng và nâng cấp quyền tự do kinh doanh. Thực tế, chúng ta đã đạt được bước tiến dài và rất căn bản trong tự do kinh doanh. Tuy vậy, vẫn còn không ít dư địa mở rộng và phát triển hơn nữa quyền tự do kinh doanh. Một số giải pháp tương ứng có thể là: Bỏ yêu cầu khai báo ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bãi bỏ, thu hẹp tối đa danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tương ứng; Bãi bỏ, thu hẹp tối đa danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, đồng thời, thực hiện phổ biến hậu kiểm dựa trên đánh giá mức độ rủi ro của hàng hoá và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp có liên quan.
Thứ ba, đảm bảo an toàn tối đa trong hoạt động kinh doanh; giảm rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay ở các nước ta, có một số giải pháp có thể nâng được mức độ an toàn trong đầu tư kinh doanh như: Bỏ thông tư, quyết định của các bộ như một loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta; tập trung sửa đổi, bổ sung pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, và luật pháp quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tương ứng; Hạn chế tối đa tiến tới loại bỏ hình sự hoá các quan hệ kinh tế dân sự; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Thứ tư, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ linh hoạt, chuyên trách, chuyên nghiệp và hiệu quả và thực hiện hỗ trợ có chọn lọc đối với các doanh nghiệp vừa và lớn.
Thứ năm, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương bằng cách nâng cao Chỉ số PCI và thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương.
Thứ sáu, tiếp tục cải cách, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ
Và cuối cùng là đổi mới cách thức, thái độ làm việc của công chức và cơ chế kiểm soát chất lượng văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh bằng cách thay đổi thái độ và cách thức làm việc của cơ quan, công chức nhà nước và về đổi mới thể chế kiểm soát chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh.
Đã đến lúc nghiên cứu, thành lập một cơ quan thuộc Chính phủ, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chuyên trách, chuyên nghiệp và độc lập thẩm định, đánh giá chất lượng các dự thảo văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ngoài ra, cơ quan này còn có chức năng thường xuyên đánh giá lại tính phù hợp, tính hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung nếu xét thấy cần thiết. Đó là một thực tiễn tốt, được nhiều quốc gia, nhất là các nước OECD áp dụng để nâng cao chất lượng các quy định kinh doanh và tính bền vững của các cuộc cải cách thể chế.
Những giải pháp như đã nêu ở trên, nếu được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ thì tin rằng kinh tế tư nhân sẽ sớm phát triển, và trở thành động lực tăng trưởng hàng đầu.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.