VNF

Dòng chảy tài chính trên thị trường sẽ không thể có được quy mô ngày hôm nay nếu không có sự lớn mạnh không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. Chính cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã được hưởng lợi từ một thị trường tài chính ngày càng phát triển, và cũng chính họ, là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.

Cuối thập kỷ 86, những nỗ lực phá rào của khối tư nhân đã xuất hiện. Sự thôi thúc từ thực tiễn đã đưa tới quyết định ở cấp lãnh đạo cao nhất về việc phải ban hành một văn bản luật nhằm mở đường cho sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, việc ban hành luật này được thuyết minh là để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo hộ lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 là kết quả của một quá trình “diễn biến nhận thức” kéo dài nhiều năm trước đó. Bắt đầu từ Đại hội VI (12-1986), nền kinh tế nhiều thành phần đã được đề cập chính thức trong văn kiện của Đại hội: “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế...” và “cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị khóa VI cũng đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, mở đường cho những bước đột phá mạnh hơn sau này.

Quan trọng hơn, trong giai đoạn từ 1986-1990, sự hình thành và phát triển của một số cơ sở kinh doanh của tư nhân, hoặc có vai trò gián tiếp của tư nhân, đã chứng minh rằng tư nhân hoàn toàn có thể đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam nếu thực sự được cởi trói và trao gửi cơ hội. Điểm hết sức mấu chốt của luật này là tại Điều 3 của Luật đã quy định, Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh. Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Cho dù vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn việc thành lập doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành nghề khá thông thường theo cách hiểu bây giờ vẫn phải được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cho phép như kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch quốc tế...

Số liệu thống kê cho thấy trong những năm đầu thập kỷ 90, số doanh nghiệp tư nhân được thành lập mỗi năm tăng rất nhanh, từ 6.808 doanh nghiệp năm 1993 lên 25.002 doanh nghiệp năm 1997. Đây cũng là tiền đề quan trọng để đi tới việc xây dựng và ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, văn bản được coi là đã làm thay đổi căn bản bức tranh phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam. Và cho đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời với tư duy chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” trong đăng ký kinh doanh, đã góp phần tạo nên một không khí kinh doanh mới tại Việt Nam.

Giờ đây, không còn nghi ngờ gì nữa, vai trò của kinh tế tư nhân đã thực sự được thừa nhận một cách rộng rãi. Năm 2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam và năm 2013, Quốc hội đã hiến định vai trò của doanh nhân trong Hiến pháp. Đặc biệt, ngày 3/6/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tín hiệu chính sách gần đây cho thấy Chính phủ đã và đang tiến hành nhiều hoạt động gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp.

 

Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 thực sự đã mở đường cho sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp tư nhân những năm sau đó, để tạo tiền đề cho việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản quan trọng khác về sau. Hàng loạt doanh nhân đã khởi nghiệp trong giai đoạn này.

Nếu như trước những năm 1990, ngành nước giải khát (NGK) Việt Nam chỉ mới có hai cái tên Nước khoáng Vĩnh Hảo và Xá xị Chương Dương thì tới đầu thập niên 90 đã trở nên sôi động với sự xuất hiện của những đại gia khổng lồ là Pepsi và Coca-Cola cùng hàng loạt các doanh nghiệp nội với những tên tuổi các sản phẩm đình đám của Việt Nam, đáng kể nhất trong số này là Tribeco Bidrico, Đảnh Thạnh… Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nội nào có đủ sức cạnh tranh được với các ông lớn này trong suốt 10 năm đầu, thậm chí bị dành mất thị phần đang chiếm lĩnh về tay doanh nghiệp ngoại, điển hình như Tribeco.

Năm 1999, doanh nhân Trần Quí Thanh quyết định chuyển hướng kinh doanh từ ngành bia sang ngành đồ uống không cồn từ khởi đầu là một phân xưởng nước giải khát tại nhỏ TP.HCM.

Sự xuất hiện của Tân Hiệp Phát đã làm thay đổi cơ bản cuộc cạnh tranh trên thị trường. Điểm mấu chốt là doanh nghiệp này đã không giành thị phần hiện có mà quyết tâm mở ra ngành trà đóng chai, đồng thời mở ra kỷ nguyên sản phẩm có lợi cho sức khỏe đóng chai uống liền tại Việt Nam.

Với chiến dịch “Sắp có mặt tại Việt Nam” và sản phẩm đóng chai thủy tinh, Tân Hiệp Phát đã tạo sự khác biệt và ghi những điểm đầu tiên trong ngành nước giải khát. Không dừng lại ở đó, Tân Hiệp Phát đầu tư 200 xe tải để phục vụ bán lẻ để phân phối  tới hơn 1 triệu cửa hàng ở 64 tỉnh thành toàn Việt Nam tại thời điểm đó. Kết quả này đã đánh tan sự tự tin của các đại gia ngành đồ uống rằng doanh nghiệp nội sẽ không tồn tại được với sự phức tạp ở mảng nước uống .

Từ khởi nghiệp muôn vàn vất vả, mà sau này được hồi tưởng lại như là “đi đánh trận”, ý chí, lòng kiên định và tinh thần nhất quán trong hành trình kinh doanh đã đưa sự nghiệp của ông Trần Quí Thanh đi một lèo đến thành công.

Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã ghi dấu sự phát triển vượt bậc của một thương hiệu Việt vươn tầm ra thế giới với sản phẩm được xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên khắp thế giới như Nhật, Hàn quốc, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Đài loan, Hà Lan, ..…Sau những biến động của Covid và để ổn định bộ máy, Tập đoàn này đặt mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025; doanh số từ thị trường quốc tế chiếm 10% tổng doanh thu.

Cho đến nay, giới kinh doanh vẫn truyền nhau câu chuyện tập đoàn Tân Hiệp Phát từng được Coca-Cola đưa ra một lời mời hợp tác “khủng” nhưng cuối cùng đã… từ chối. Năm 2012, khi Coca-Cola đến gõ cửa và đưa ra con số “khổng lồ” để mua cổ phần của, Tân Hiệp Phát cũng đã rất hào hứng. Nhưng rồi, sau gần 1 năm trời đàm phán, cuối cùng Tân Hiệp Phát đã từ chối lời mời hợp tác trị giá 2,5 tỷ USD từ “ông lớn” này.

Tân Hiệp Phát hiện được đánh giá là 1 trong những tập đoàn kinh tế tư nhân vận hành mô hình quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả và dẫn dắt thị trường nước giải khát, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây cũng là doanh nghiệp nước giải khát thuần Việt duy nhất đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu đa quốc gia tại thị trường Việt Nam và đang mạnh mẽ vươn mình ra châu Á. Với sự tận tụy và quyết tâm phục vụ khách hàng từ nông thôn đến thành thị, Tân Hiệp Phát luôn có những hoạt động và chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đời sống. Trên 25 năm Tân Hiệp Phát liên tục tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa và các hoạt động mang tính địa phương như đua bò, đua ghe, leo núi, đua xe đạp nam nữ, đờn ca tài tử…

Để làm được điều này, ngay trong những ngày đầu thành lập, Tân Hiệp Phát đã xác định sứ mệnh của mình là đóng góp cho sự phồn vinh của Việt Nam bằng cách tạo nên thương hiệu nước giải khát hàng đầu của quốc gia, tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống ở thị trường Châu Á, song song với việc phục vụ người tiêu dùng toàn cầu. Đây cũng là khát vọng của người sáng lập tập đoàn, CEO Trần Quí Thanh đưa ngành nước giải khát Việt Nam vươn ra thế giới. Mặc dù hiện nay Tân Hiệp Phát đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát, nhưng với tập đoàn này, đây vẫn chỉ là bước khởi đầu.

Một trong những điều khác biệt lớn lao mà doanh nhân Trần Quí Thanh đã làm được là xây dựng một đội ngũ kế cận. Ở độ tuổi bốn mươi, doanh nhân Trần Uyên Phương đã chứng tỏ mình là một trong những người biết kế tục một cách xuất sắc những thành tựu kinh doanh của gia đình, điều không dễ có ở nhiều gia tộc kinh doanh tỷ đô khác tại Việt Nam. Nói về quá trình chuyển giao này, doanh nhân Trần Quí Thanh cho biết quan điểm của ông là muốn con là tương lai của mình thì phải đào tạo, phát triển và rèn giũa để con trưởng thành, thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Còn doanh nhân Trần Uyên Phương thì thừa nhận, để có được vị trí ngày hôm nay, Phương đã nỗ lực rất nhiều và đúng theo giá trị của Tân Hiệp Phát là hôm nay sẽ hơn ngày hôm qua. “Trong cuộc sống, ai cũng vậy đều mong muốn được cập nhật, không ai muốn bị lỗi thời và Phương thấy kinh doanh là môi trường làm cho mỗi con người phải luôn luôn tốt hơn và không bao giờ có “đỉnh”. Phương đã chọn con đường này thì tất cả mọi thứ sẽ đi theo thứ tự ưu tiên như thế”.

Việt Nam không chỉ có một Tân Hiệp Phát. Đã có khá nhiều câu chuyện thành công tương tự, để giờ đây đã có 7 doanh nhân Việt Nam được Forbes chính thức công nhận là tỷ phú USD. Nhiều người khác được cho là cũng đã là tỷ phú, gồm cả doanh nhân Trần Quí Thanh, nếu doanh nghiệp của họ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi, chính thị trường tài chính, chứng khoán đã nâng bước nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt, giúp cho họ có được nguồn vốn để tái đầu tư một cách hiệu quả, nâng dần quy mô phát triển của mình trong khoảng 2 thập kỷ qua.

Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 2017 đã khẳng định: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển”. Tiếp đó, Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ban hành cùng trong dịp này, cũng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến”. Hai văn kiện về chủ trương và định hướng xây dựng đất nước đã tiếp cận những thành quả và tiến bộ trong tư duy kinh tế, là tiền đề quan trọng cho việc hoàn thiện chính sách, điều hành, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế.

Đặc biệt, hai văn kiện trên đã đúc rút từ kinh nghiệm qua thực tiễn phát triển kinh tế đất nước, mà thành phần kinh tế tư nhân đã phát triển và đóng góp lớn vào việc thay đổi diện mạo đất nước, phát triển xã hội, tạo ấn tượng sâu sắc về một Việt Nam tiến bộ và hội nhập.

Theo TS. Võ Trí Thành, trong nhiều năm qua các nhà kinh tế học và các doanh nhân đã thảo luận và đề xuất nhiều sáng kiến, biện pháp cho Chính phủ để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững đi cùng với việc cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách thực chất. Qua đó đã khẳng định rằng ở những lĩnh vực thị trường, tư nhân làm tốt và tốt hơn thì để tư nhân làm. Quan trọng nhất là hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực. Điều này cũng giúp tạo thêm niềm tin cho thị trường vào câu chuyện cải cách ở Việt Nam và đây là một quá trình dài cần cách tiếp cận nhất quán cả từ nỗ lực khu vực tư nhân và sự hỗ trợ của Chính phủ. “Có một khu vực tư nhân năng động và cạnh tranh là một bảo đảm vững chắc cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam. Thành công phụ thuộc vào công cuộc hiện thực hóa thể chế đúng đắn và các chính sách hỗ trợ thích hợp”, ông nhấn mạnh.

Trong hành trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, thị trường tài chính, chứng khoán đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch UBCKNN, thị trường chứng khoán là cơ sở cũng như động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển khu vực tư nhân ngày càng năng động và hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại nền kinh tế cả về ngành, lĩnh vực hoạt động lẫn đối tượng tham gia; tái cơ cấu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội; nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.

 

THỰC HIỆN: BÌNH YÊN
THIẾT KẾ: ANH THƯ

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

Con người và AI

Con người và AI

Làm gì với AI?

Làm gì với AI?

Tương lai của AI

Tương lai của AI

(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.