Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trao đổi với VietnamFinance, một phi công đã có kinh nghiệm trên 30 năm chia sẻ: “Nếu bay thẳng Việt – Mỹ, tôi cho rằng đây là những chuyến bay “đốt dầu”. Đơn cử thế này, ví dụ với máy bay Boeing 787-9 Dreamliner (hiện Vietnam Airlines và Bamboo Airways đang có), thì thời gian bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ sẽ mất khoảng 15 tiếng. Tuy nhiên, chiều từ Mỹ về Việt Nam (ngược gió) nên phải bay mất 17 tiếng”.
“Do bay thẳng đường xa nên máy bay buộc phải chở thêm nhiên liệu, do đó, lượng khách trên chuyến bay sẽ giảm từ trên 305 khách xuống còn 200 khách, trong khi ước tính mỗi giờ bay sẽ “ngốn” khoảng 7 tấn nhiên liệu. Vì thế, sẽ có hàng trăm tấn dầu được “đốt” trong khi lượng khách sẽ ít hơn nếu bay một điểm dừng”.
“Tôi xin nhắc thêm rằng, số lượng 200 khách nếu bay máy bay Boeing 787-9, Boeing 787-10 hay Airbus 350 (Vietnam Airlines và Bamboo Airways đang sở hữu) là chưa tính đến ký gửi hành lý, hàng hoá. Trong khi các tàu bay lớn, đủ sức bay đường thẳng là Boeing 777X và Airbus 350-1000 thì các hãng hàng không Việt đều không có. Tôi cho rằng, bay thẳng Việt Mỹ không khác gì “đốt dầu” và thiếu hiệu quả”, phi công này nói.
Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia hàng không cho hay: “Nếu đường bay thẳng Mỹ “ngon ăn” thì các hãng hàng không Mỹ đã phủ kín hoặc Vietnam Airlines họ đã bay rồi”.
"Nên nhớ, từ năm 2007, Hãng hàng không United Airlines của Mỹ đã mở đường bay tới Hồ Chí Minh, tuy nhiên, sau 5 năm hoạt động, do thua lỗ nên hãng này đã phải đóng cửa. Tiếp đó là hãng hãng không Delta Air Lines cũng mở đường bay một điểm dừng Mỹ đến TP.HCM, nhưng chỉ sau vài chuyến đã dừng bay".
“Cần phải nói thêm rằng, các hãng hàng không Mỹ giàu tiềm lực tài chính hơn Việt Nam rất nhiều, hơn nữa, họ đã có sẵn mạng bay phủ kín khắp nước Mỹ, nên nếu bay thẳng, Mỹ - Việt họ rất có lợi thế khi “vợt khách” trên toàn bộ nước Mỹ mà vẫn... thất bại. Trong khi các hãng hàng không Việt (nếu bay thẳng) cũng chỉ đón khách được ở 1 điểm nên bất lợi hơn rất nhiều. Vì thế, bay thẳng Việt – Mỹ là một giấc mơ… đầy cạm bẫy".
Một trong những khó khăn khi bay thẳng đến Mỹ đó là các hãng hàng không cần đáp ứng một loạt rào cản về pháp lý, như được Bộ GTVT Mỹ (DOT) cấp phép bay thương mại Mỹ; được FAA cấp phép khai thác; được Cơ quan an ninh Vận tải hàng không Mỹ cấp phép (TSA); ngoài ra còn một loạt các thủ tục với cơ quan quản lý thu nhập nội địa Mỹ, cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ…
Hiện tại, Việt Nam đã được FAA cấp CAT 1 và đã có các chuyến bay không thường lệ (charter – thuê chuyến) tới Mỹ. Cụ thể là riêng năm 2020 vừa qua, Vietnam Airlines đã có trên 20 chuyến bay charter tới Mỹ để “giải cứu” công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu bay thẳng thường lệ tới Mỹ sẽ rất khác. Việc xin cấp phép bay Mỹ từ Bộ GTVT Mỹ và có slot bay ở các sân bay Mỹ mới chỉ là bước đầu. Thử thách lớn đối với các hãng là được Cơ quan an ninh vận tải hàng không Mỹ (TSA) cấp phép, do thủ tục ở khâu này đặc biệt khắt khe.
TSA phải sang khảo sát sân bay ở Việt Nam, đảm bảo phía Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh của họ, thì mới xem xét các bước tiếp theo. Trong khi đó, phép của TSA lại là cơ sở để Cục hàng không Mỹ (FFA) cấp phép.
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Cục hàng không cho biết: Vấn đề an ninh hàng không Mỹ hết sức ngặt nghèo. Bộ An ninh nội địa Mỹ (TSA) là cơ quan trực tiếp phê chuẩn chương trình an ninh hàng không, cấp bằng huấn luyện an ninh với nhân viên phục vụ trên chuyến bay đến Mỹ và nhân viên sân bay có chuyến bay xuất phát. Đặc biệt, TSA sẽ trực tiếp kiểm tra an ninh trên chuyến bay bất kỳ đang khai thác của hãng hàng không.
Ngoài ra, muốn bay đến Mỹ phải có tàu bay để đăng ký bay đường dài và bay qua đại dương. Nếu bay thẳng từ Việt Nam đến Mỹ phải đạt tiêu chuẩn bay 2 động cơ vượt đại dương tối thiểu 180 Etops (phút), hiện ở Việt Nam mới duy nhất Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn này.
"Còn đối với Bamboo Airways, dù “trống dong cờ mở” như vậy nhưng thời điểm này tỷ phú Trịnh Văn Quyết vẫn chưa là thủ tục xin Etops, đồng nghĩa với việc giấc mơ bay thẳng của hãng này còn xa vời", vị này cho biết.
Theo tìm hiểu của VienamFinance, từ tháng 10/2020, nhà chức trách hàng không Mỹ đã cấp cho Vietnam Airlines slot bay thẳng thương mại thường lệ. Tuy nhiên, do chưa khai thác bay theo kế hoạch nên hãng này đã trả lại slot bay theo quy định hồi đầu năm 2021.
Đến tháng 3/2021, Vietnam Airlines lại đặt lộ trình bay thẳng tới Mỹ và thực hiện theo 2 phân kỳ. Giải đoạn 1, mở các chuyến bay khai thác thương mại không thường lệ, phục vụ nhu cầu hồi hương người Việt Nam tại Mỹ từ tháng 5/2021. Giai đoạn 2, từ năm 2022, hãng chính thức khai thác bay thẳng thương mại thường lệ tới Mỹ.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Vietnam Airlines, lộ trình bay thẳng Việt – Mỹ đã được hãng nghiên cứu từ lâu nhưng chưa dám mạo hiểm thực hiện. Bởi nếu tính toán về phân khúc thị trường, khách hàng và hiệu quả kinh tế, bay thẳng sẽ khiến Vietnam Airlines lỗ khoảng 30 – 50 triệu USD/năm và sẽ phải mất 5 năm mới hòa được vốn. Vì thế, để tối ưu hoá, hãng vẫn tính đến việc có một “điểm dừng kỹ thuật”, dự kiến tại Nhật Bản.
Một chuyên gia hàng không cho hay, bài toán kinh tế bay thẳng không đơn giản, khi mỗi lượt bay đi/về có thể lỗ cả triệu USD là hiện hữu. Ngoài ra, bay thẳng hành khách phải chịu chi phí cao từ vài trăm USD đến cả nghìn USD/chuyến/người.
Vì thế, họ sẽ chọn bay một điểm dừng, chỉ chậm hơn vài tiếng nhưng tiết giảm chi phí, nhất là với hành khách thăm thân, hồi hương, trong khi khách du lịch và đối tác doanh nghiệp Việt – Mỹ chưa nhiều. Đặc biệt, do Covid-19 lan rộng, Việt Nam đã dừng các tour du lịch tới Mỹ trong năm 2021, điều này càng làm cho lộ trình bay thẳng Việt Mỹ trở nên xa vời.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.