Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bao giờ thành hiện thực?

Hồng Xiêm - 31/08/2019 21:18 (GMT+7)

Nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét để trình Quốc hội.

VNF
Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào tháng 5/2020.

Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 5/2020. Vậy khi nào chúng ta mới có thể đưa vào khai thác tuyến đường sắt hiện đại này?

Chờ đến năm 2045 là quá chậm…

Ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, từ năm 2008 Bộ Chính trị đã định hướng về chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu tính toán, sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu hợp lý để tập trung nguồn lực cho đầu tư, phát triển đường sắt, trong đó nêu cụ thể tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với định hướng xây dựng trước đoạn Hà Nội - Vinh, TP. HCM - Nha Trang.

“Năm 2010, Bộ GTVT hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi, đã được Chính phủ trình ra Quốc hội nhưng do còn nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết đầu tư, khả năng huy động nguồn lực nên chưa được Quốc hội thông qua. Năm 2017 - 2018, Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và trình Thủ tướng vào tháng 2/2019”, ông Lâm thông tin.

Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước) cho biết, dự án đang trong giai đoạn thẩm định và do dự án đặc biệt, có tính chất phức tạp, phải thuê tư vấn nước ngoài nên thời gian thẩm định dài hơn so với các dự án thông thường. Bộ này dự kiến sẽ tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp tháng 5/2020.

Như vậy, lần thứ hai sau 10 năm, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tiếp tục được trình ra Quốc hội để xin chủ trương đầu tư, là dấu mốc quyết định cho hành trình khởi đầu xây dựng đường sắt tốc độ cao của tương lai.

Cũng như cách đây chục năm, trước khi được trình ra Quốc hội, dự án cũng nhận được không ít luồng ý kiến trái chiều về phương án đầu tư. Thậm chí đề xuất nhiều phương án khác nhau (đầu tư đường sắt chỉ 200km/h chở khách lẫn chở hàng, đầu tư từ thấp lên cao, cách phân kỳ đầu tư khác) để tiếp tục… nghiên cứu.

Tuy nhiên, nhận định chung của các chuyên gia, nếu tiếp tục kéo dài thời gian “thai nghén” chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao sẽ làm mất đi nhiều cơ hội, lãng phí tiềm năng của dự án đặc biệt quan trọng này.

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao đã bàn cách đây 10 năm và không có lời giải hoàn hảo cho mọi phương án.

“So phương án đầu tư 10 đồng với 5 đồng, 5 đồng chưa hẳn đã là tốt nhất. 10 đồng có thể làm ra 15 đồng, 5 đồng có thể chỉ tạo ra 6 đồng. Quan trọng là phân tích rõ lợi ích ra sao, chỉ ra được rủi ro nằm ở đâu, không chỉ về yếu tố kinh tế, đó còn có thể là tác động môi trường, xã hội, câu chuyện nợ công”, TS. Thành phân tích và cho rằng Quốc hội sẽ quyết định vấn đề này nếu không muốn “một thập kỷ tranh cãi” tiếp tục bị nối dài.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần tập trung nguồn lực, kể cả huy động các nguồn vốn quốc tế để xây dựng tuyến đường sắt này càng sớm càng tốt. Nếu để đến năm 2045 mới hoàn tất là quá chậm, mất đi nhiều cơ hội, lãng phí nhiều tiềm năng.

Chuyên gia này cũng nhận xét, công trình nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT nghiêm túc, công phu và toàn diện về mọi khía cạnh của một dự án lớn có quy mô tác động vượt trội so với nhiều dự án đầu tư từ trước tới nay ở Việt Nam. Các kịch bản tăng trưởng kinh tế, kịch bản về phân bổ vốn Nhà nước và nợ công khá an toàn và khả thi. Phương án phân kỳ đầu tư trước đoạn Hà Nội - Vinh, TP. HCM - Nha Trang là phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển ngành GTVT, quan trọng nhất là khai thác nhanh tiềm năng và lợi thế du lịch của Việt Nam.

Trục kết nối 20 địa phương chiếm 70% GDP

Đại diện Ban Quản lý đường sắt, Bộ GTVT  cho biết, công trình nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lần này có sự phối hợp, thống nhất với 20 tỉnh, thành phố về hướng tuyến, nhà ga để phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, mỗi địa phương.

Chính quyền các địa phương đều đồng thuận, mong muốn dự án sớm được thông qua chủ trương đầu tư để có định hướng quy hoạch “giữ đất”, cũng như quy hoạch phát triển các đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa cho rằng, không có đường sắt tốc độ cao, rất khó để đột phá phát triển KT-XH địa phương, thay đổi cuộc sống người dân.

“Từ Thanh Hóa vào Đà Nẵng khoảng 600km, đi bằng máy bay chỉ mất một tiếng, nhưng người dân phải đi đến sân bay, làm các thủ tục mất mấy tiếng, nên tổng thời gian cũng không nhanh hơn đường sắt tốc độ cao. Quan điểm phát triển đường sắt của chúng ta cũng nên như nhiều nước trên thế giới, phải có quyết tâm, còn không vài chục năm nữa cũng không làm nổi”, ông Trung nói.

Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI (đại diện Liên danh tư vấn nghiên cứu tiền khả thi dự án) cho biết nội dung nghiên cứu tiền khả thi lần này có sự kế thừa các nghiên cứu của các tư vấn nước ngoài (JICA, KOICA, JVC), cũng như lựa chọn một số kịch bản phát triển để phân tích, sau đó mới lựa chọn đề xuất phương án đầu tư tuyến đường sắt chở khách cho tương lai có tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h để đảm bảo tính hiện đại, bền vững và hiệu quả.

“Chiến lược đặt ra đến năm 2050 nên các chuyên gia không nên xem xét với con mắt hiện tại. Tư vấn đã ghi nhận xu hướng nhiều nước trên thế giới là tách tàu hàng và tàu khách, không chỉ chạy 300 km/h mà còn đến 400-500 km/h”, ông Sơn nói và cho biết đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam không chỉ phục vụ hai thành phố lớn. Bởi 20 tỉnh, thành phố chiếm 70% GDP và là trục xương sống của đất nước, phục vụ sự phát triển của cả nền kinh tế.

“Thực tế thế giới đã chứng minh, với cự ly 300-800 km, đường sắt tốc độ cao hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng không và đường sắt tốc độ cao là cơ hội trả lại thị phần cho ngành đường sắt”, ông Sơn nói.

Liên quan đến khả năng doanh nghiệp trong nước, lãnh đao Tổng công ty Cơ khí số 1 Hà Nội cho biết, đơn vị này đang sản xuất tà vẹt cho đường sắt nước ngoài có vận tốc hơn 300km/h.

“Với khả năng công nghệ hiện nay, doanh nghiệp trong nước có thể làm được 50-60% về trang thiết bị đường sắt tốc độ cao. Khi có chủ trương đầu tư dự án, doanh nghiệp chỉ cần được rót vốn để đầu tư về máy móc và công nghệ là hoàn toàn có thể làm được”, vị này nói.

Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.