Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nội dung trên nêu tại kết luận ngày 15/10 của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát tổng mức đầu tư, quy mô đầu tư từng hạng mục trên cơ sở tính đúng, đủ và phù hợp tại bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. "Việc này phải phân tích dựa trên khung tiêu chuẩn áp dụng thực tiễn của các dự án tương đồng trên thế giới và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam", Hội đồng thẩm định lưu ý.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cần rà soát lại đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án. Cơ quan này làm rõ phương án huy động, khả năng cân đối vốn cho dự án. Việc này phải bảo đảm khả thi, đúng quy định.
Giữa tháng 9, hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc Nam. Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD), tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm.
Trước đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho dự án, gồm huy động nguồn lực và các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng. Việc này phải theo phương châm "cơ chế thông thoáng, thủ tục rút gọn, thi công rút ngắn".
Liên quan tới nội dung này, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát, làm rõ các cơ chế, chính sách đặc biệt để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Các cơ chế chính sách cần thiết khác cần làm rõ như về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài có chi phí thấp, cũng như điều chỉnh quy hoạch đô thị, sử dụng đất...
Tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM).
Dự án đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Tuyến đường này sẽ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Tại thông báo hôm 6/10, Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến tốc độ thiết kế 350 km/h. Hướng tuyến cần thẳng nhất để giảm chi phí, đảm bảo tốc độ khai thác, tạo không gian phát triển mới và tiết kiệm chi phí.
Vì thế, Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thuyết minh kỹ các yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường với tốc độ 350 km/h trong việc khai thác tàu hàng container.
Ngoài ra, cơ quan này cần rà soát kỹ về số liệu dự báo nhu cầu vận tải (hành khách, hàng hoá) trên hành lang Bắc Nam. Họ phải làm rõ quy mô nhà ga đáp ứng các hoạt động phụ trợ như bãi đỗ xe, kết nối với các phương tiện giao thông khác... Cơ quan quản lý giao thông cũng được đề nghị đánh giá lợi thế của đầu tư công so với các hình thức khác, nhất là với các đoạn không có ưu thế phát triển đường sắt.
Trao đổi với báo chí hồi đầu tháng này, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho hay, tốc độ thiết kế 350 km/h sẽ hiệu quả hơn. Ông Huy phân tích, tốc độ tàu 250 km/h đã phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình. Tốc độ 350 km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến đường dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc Nam.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ được xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 21/10.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.