Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tính đến ngày 20/2, cả nước có 411 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD, bằng 68,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 700,3 triệu USD, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 2 tháng đầu năm, cả nước có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 1,25 tỷ USD, tăng 102,5% so với cùng kỳ 2017.
Trong đó có 471 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 858,87 triệu USD và 402 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nhà nước mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 394,5 triệu USD.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 54,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng đầu năm 2018.
Đứng thứ hai là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư 345,4 triệu USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xét theo đối tác đầu tư, có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 851,2 triệu USD, chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư.
British Virgin Islands đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 450 triệu USD, chiếm 13,45% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 418,5 triệu USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư.
Xet theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh thành phố, trong đó TP. HCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký là 1,05 tỷ USD, chiếm 31,27 tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 2 là Bình Dương với tổng vốn đăng ký là 434 triệu USD, chiếm 12,98% tổng vốn đầu tư.
Vị trí thứ 3 thuộc về Ninh Thuận với tổng số vốn đăng ký 253,9 triệu USD chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, có 5 dự án lớn đã được cấp phép trong 2 tháng đầu năm 2018. Một là dự án nhà máy điện gió Hanbaram, cấp phép ngày 7/2/2018, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Singapore đầu tư tại Ninh Thuận với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.
Hai là dự án Công ty TNHH Kefico Việt Nam, cấp phép năm 2009 với mục tiêu sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ tại Hải Dương, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 120 triệu USD.
Ba là dự án Công ty TNHH Vina Cell Technology, cấp phép năm 2016 với mục tiêu sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Bắc Giang, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD.
Bốn là dự án nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Nam Định.
Năm là dự án nhà máy Ykk Hà Nam, cấp phép ngày 02/02/2018, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD do Nhật bản đầu tư với mục tiêu sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan, sản xuất nguyên phụ liệu dùng cho ngành may.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.