Thoái vốn Nhà nước: 'Mỏi mắt' tìm nhà đầu tư vì định giá cao, sinh lời thấp
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra 5 thông báo về việc không tổ chức các phiên đấu giá cổ phần và chào bán cạnh tranh tại ba doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Cụ thể, các phiên đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Cơ khí Ô tô Uông Bí và Công ty Cổ phần Cơ điện Uông Bí – Vinacomin (UPCoM: UEM), do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sở hữu, đã bị hủy.
Tương tự, phiên chào bán cạnh tranh cổ phần của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8), do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ, cũng không thể tổ chức.
Ngoài ra, phiên đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Sa Pa, do Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Lào Cai sở hữu, cũng bị hủy bỏ.
Riêng với Cienco8, SCIC đã hai lần công bố hủy tổ chức đấu giá cổ phần, đồng nghĩa với hai lần thoái vốn bất thành tại doanh nghiệp xây dựng này.
Tình trạng tương tự diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), khi từ đầu năm đến nay, có ba phiên đấu giá và chào bán cạnh tranh cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước bị hủy.
Các trường hợp bao gồm: phiên đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (HoSE: DMC) do SCIC sở hữu; phiên chào bán cổ phần ra công chúng tại Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn (HNX: HTC) do Công ty Xăng dầu Khu vực II – TNHH MTV nắm giữ; và phiên chào bán cạnh tranh cổ phần tại Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung (HoSE: CHP) do Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (TV3) sở hữu.
Ngoại trừ hai trường hợp của UEM và HTC ghi nhận một nhà đầu tư đăng ký tham gia, các phiên còn lại đều không thu hút được sự quan tâm từ phía nhà đầu tư, dẫn đến không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức và bị coi là không thành công.
Việc liên tiếp phải hủy các phiên đấu giá phản ánh những khó khăn kéo dài trong quá trình thoái vốn Nhà nước. Một trong những nguyên nhân chính là sự chênh lệch lớn giữa kỳ vọng về giá của bên bán và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều biến động.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, khi được hỏi về kế hoạch tham gia các phiên thoái vốn Nhà nước để gia tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty con, công ty liên kết, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE) cho biết đang cân nhắc. Đồng thời, bà cũng chia sẻ rằng mức định giá mà Nhà nước đưa ra thường cao hơn thực tế, khiến suất sinh lời nội bộ (IRR) chỉ đạt khoảng 5–6%, thấp hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Điển hình, trong thương vụ SCIC dự kiến thoái vốn tại DOMESCO, mức giá chào bán là hơn 1.531 tỷ đồng cho toàn bộ lô cổ phần, tương đương 127.046 đồng/cổ phiếu – cao hơn tới 41% so với thị giá cổ phiếu DMC tại thời điểm công bố.
Hay trong thương vụ thoái vốn quy mô lớn tại Thủy điện Miền Trung, hai cổ đông Nhà nước đưa ra mức giá hơn 2.950 tỷ đồng, tương đương 87.284 đồng/cổ phiếu – cao gấp 2,2 lần thị giá cổ phiếu CHP. Đây có thể là lý do khiến REE không tham gia đấu giá, dù ban lãnh đạo từng nhấn mạnh chiến lược M&A các nhà máy thủy điện trong thời gian tới.
Không chỉ định giá cao, chất lượng tài sản cũng là một rào cản. SCIC từng cho biết, ngoài 12 doanh nghiệp giữ lại theo dự thảo Đề án cơ cấu lại SCIC, phần lớn các doanh nghiệp còn lại trong danh mục thoái vốn là các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, khó bán, thậm chí không có sức hút với nhà đầu tư.
Trong năm 2024, SCIC đặt mục tiêu thoái vốn tại 58 doanh nghiệp. Ngoài hai trường hợp đã hoàn tất từ cuối năm 2023 là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC) và Công ty Cổ phần Phim truyện 1, cơ quan này chỉ thực hiện thành công tại 4 doanh nghiệp khác gồm: Công ty Cổ phần Dược Khoa, Công ty Cổ phần Mía đường Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Xây lắp Điện Quảng Nam và Tổng công ty Thăng Long (HNX: TTL).
Dù danh sách 58 doanh nghiêp mà SCIC đưa ra bao gồm nhiều cái tên hấp dẫn và được nhà đầu tư chờ đợi như Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (HNX: NTP), Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT),... nhưng ngoài việc nêu tên, SCIC lại không cho thấy động thái nào khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2021–2024, Nhà nước đã thoái vốn tại 15 doanh nghiệp, với giá trị sổ sách đạt 405,2 tỷ đồng, thu về 656,9 tỷ đồng. Sang năm 2025, kế hoạch đặt ra là tiếp tục thoái vốn tại 131 doanh nghiệp Nhà nước, với kỳ vọng thu về khoảng 10.040 tỷ đồng.
Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Hải Dương: Thoái vốn nhà nước tại DN nắm giữ 7,1ha 'đất vàng' 12/02/2025 07:45
- Thoái vốn nhà nước tại Đăng kiểm Quảng Nam: Muốn rút sớm nhưng chưa thể 12/01/2025 11:15
- Bình Định: Thúc tiến độ thoái vốn nhà nước tại 2 DN lớn 10/01/2025 07:45
Dòng tiền 'tham lam' đổ vào bắt đáy, VN-Index 'vá' mốc 1.200 điểm
(VNF) - Dòng tiền "tham lam" đổ vào thị trường để bắt đáy giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, trở lại ngưỡng 1.200 điểm.
Chỉ sau 1 đêm, 4 tỷ phú USD Việt "mất" gần 20.000 tỷ đồng
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam đã giảm 743 triệu USD (gần 20.000 tỷ đồng) chỉ sau một đêm. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan - văng khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes.
VN-Index 'thủng mốc' 1.200, nhiều nhà đầu tư liều bắt đáy
(VNF) - Sáng 4/4, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm.
Samsung đòi hoàn lại 580 tỷ, cơ quan thuế hứa 5 ngày là xong
(VNF) - Trong trường hợp phía Samsung như cam kết cung cấp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan thuế sẽ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong vòng 5 ngày
VIS Rating: Cổ đông ngoại rút lui sau hơn 3 năm gắn bó
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
Chứng khoán 4/4: Nhà đầu tư làm gì sau phiên giao dịch 'khốc liệt' hiếm có?
(VNF) - Trong giai đoạn nhạy cảm này, nhà đầu tư chứng khoán được khuyến nghị nên giảm margin, cơ cấu danh mục về mức an toàn, và chỉ nên cân nhắc mua trading nếu thị trường tiếp tục hoảng loạn.
Một buổi sáng, khối ngoại bán ròng gần 3.200 tỷ, Bộ Tài chính nói nguyên nhân?
(VNF) - Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện tượng bán ròng của khối ngoại trong phiên giao dịch 3/4 là do tác động của chính sách thuế quan mới từ Mỹ. Trước đó, thị trường không xảy ra tình trạng bán ròng bất thường, khi tổng giá trị này chỉ chiếm 1,9% danh mục của khối ngoại.
Cục Thuế nêu 3 lưu ý khi quyết toán thuế TNCN để tránh vi phạm pháp luật
(VNF) - Để việc hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động được suôn sẻ, Cơ quan thuế lưu ý người nộp thuế (NNT) cần chủ động kiểm soát thông tin và trung thực kê khai
TT Trump 'đi lệnh' thuế, thành quả tích luỹ của VN-Index bị cuốn trôi
(VNF) - Chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ đã cuốn trôi thành quả tích luỹ trong suốt quý I của VN-Index. Hai phiên giao dịch xanh rực trước đó, tưởng chừng là tín hiệu cho một quý khởi sắc, bỗng hoá thành “lời nói dối” đầy nghiệt ngã của tháng Tư khi thị trường ghi nhận hàng loạt kỷ lục buồn.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt, Bộ Tài chính chưa rõ căn cứ cơ sở nào
(VNF) - Bộ Tài chính cho biết đã chủ động rà soát, điều chỉnh mức thuế, đặc biệt các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm chủ động ứng phó.
Cú ‘đòn’ thuế quan từ Mỹ, VN-Index giảm kỷ lục 82 điểm
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
Hàng Việt bị Mỹ áp thuế 46%: 'Không nên hoảng loạn, tin xấu nhất đôi khi mở ra cơ hội tốt nhất'
(VNF) - Theo ông Phạm Lưu Hưng, mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội tái định giá thị trường.
VN-Index đỏ lửa, 'bay' hơn 5% sau lệnh áp thuế 46% của TT Trump
(VNF) - Phản ứng với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường chứng khoán đã mất hơn 60 điểm ngay từ phiên ATO.
Nỗi lo thuế quan 'kìm hãm' đà tăng của VN-Index
(VNF) - Trước thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index không thể duy trì được sức bật.
Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025: Đã đến lúc doanh nghiệp chuyển mình
(VNF) - Cẩm nang Quản trị công ty 2025 ra mắt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến sát tới ngưỡng cửa nâng hạng, được kỳ vọng sẽ trở thành bộ công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong hành trình quản trị công ty vì sự phát triển bền vững.
Nóng: KRX dự kiến vận hành từ ngày 5/5
(VNF) - Theo thông báo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5 trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4/2025.
Định hướng 'ba không' và sự 'ngược đời' của FPTS
(VNF) - Năm 2025, FPTS không tham vọng tăng trưởng cao, tiếp tục không huy động vốn từ cổ đông và duy trì quan điểm không dựa dẫm vào Tập đoàn FPT.
Chân dung & vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân trong kỷ nguyên tài chính mới
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
‘Thanh khoản tăng tới 3 lần khi KRX đi vào vận hành’
(VNF) - Theo ông Lee Dong Won (MASVN), khi hệ thống KRX vận hành, nếu các sản phẩm mới được triển khai đồng bộ, thanh khoản thị trường có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại.
Công ty Việt An gánh khối nợ hơn 9.200 tỷ đồng
(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại Việt An (Công ty Việt An) báo lãi 79,5 tỷ sau chuỗi thua lỗ.
Hơn 500 nghìn nhà bán hàng nhưng thu thuế thương mại điện tử rất thấp
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhưng số thuế thu được còn thấp. Do đó, cần tăng hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn trốn thuế trên nền tảng TMĐT và kinh doanh số
VIC tăng hơn 40% trong 1 tháng, Vingroup vào top 3 vốn hoá lớn nhất
(VNF) - Cổ phiếu VIC đã tăng hơn 40% trong 1 tháng qua, giúp vốn hóa của Vingroup đạt hơn 228.000 tỷ đồng, vượt qua Vietinbank và Viettel Global.
CEO Vietcap Tô Hải: 'Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn'
(VNF) - "Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn vì ngoài kia có rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn", CEO Vietcap Tô Hải chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
Bộ ba nhà Vin kéo VN-Index hồi phục, FPT cùng FRT dò đáy
(VNF) - Trái ngược với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu Vingroup, bộ đôi FPT - FRT vẫn tiếp tục dò đáy trong phiên giao dịch hôm nay (1/4/2025).
Dòng tiền 'tham lam' đổ vào bắt đáy, VN-Index 'vá' mốc 1.200 điểm
(VNF) - Dòng tiền "tham lam" đổ vào thị trường để bắt đáy giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, trở lại ngưỡng 1.200 điểm.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.