VNF

Trải qua gần 30 năm hợp tác và phát triển, Ford Việt Nam đã trở thành một biểu tượng trong quan hệ đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam.


Thành lập năm 1995, Công ty TNHH Ford Việt Nam là một trong những công ty Hoa Kỳ đầu tiên đầu tư vào Việt Nam kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với tổng vốn đầu tư đến nay hơn 208 triệu USD. Bên cạnh hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. HCM, hãng xe Mỹ Ford đang vận hành nhà máy lắp ráp tại Hải Dương với công suất đạt 40.000 xe một năm, tạo ra 1.300 công ăn việc làm cho người lao động.

Nhà máy Ford Hải Dương cũng là một trong các nhà máy trọng điểm của Ford ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đến nay, tỷ trọng xe lắp ráp trong nước đã chiếm hơn 70% trong tổng sản lượng bán ra của Ford tại Việt Nam, trong đó mẫu bán tải Ranger chiếm tới hơn 75% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam.

Ford Việt Nam là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh Hải Dương về nộp ngân sách nhà nước khi chiếm hơn 50% số nộp trong khối doanh nghiệp FDI. Tính đến tháng 5/2023, Công ty TNHH Ford Việt Nam nộp ngân sách 1.975 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ do sản lượng tiêu thụ xe sản xuất, lắp ráp trong nước tăng cao. Trước đó, vào năm 2022, công ty cũng đóng góp cho ngân sách tỉnh Hải Dương 2.500 tỷ đồng.

Nhìn lại chặng đường 28 năm có mặt tại Việt Nam, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với ông Mr. Ruchik Shah, Tổng giám đốc Ford Việt Nam.

Thưa ông, nhìn lại hành trình của Ford tại Việt Nam, ông có thể chia sẻ về một số thành tựu trong 28 năm qua của công ty?

Tháng 9/1995, Ford chính thức có mặt tại Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Ford Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tích về bán hàng và dịch vụ.

Về sản xuất và lắp ráp, Ford Việt Nam đã hoàn thành gói đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy Ford Hải Dương. Đây một phần trong kế hoạch phát triển bền vững của Ford tại thị trường Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc củng cố tiềm lực của toàn ngành ô tô nội địa.

Về kinh doanh, chúng tôi tự hào khi đã có gần 300.000 sản phẩm xe ô tô Ford các loại được giao tới tay khách hàng Việt Nam. Sự chuyển mình của Ford vào năm 2022 khi lần đầu tiên sau gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi ra mắt liền 5 sản phẩm mới và 4 trên 5 sản phẩm hiện đang dẫn đầu các phân khúc cạnh tranh của mình. Riêng trong quý IV/2022, Ford Việt Nam phá vỡ mọi kỷ lục bán hàng theo tháng và theo quý trong lịch sử, đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 13.329 xe bán ra.

Về dịch vụ, chúng tôi liên tục mở rộng hệ thống đại lý ủy quyền và trung tâm dịch vụ, đến nay đạt hơn 40 cơ sở trên toàn quốc. Các đại lý mới của Ford đều tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu mới nhất của Ford là Ford Signature. Bên cạnh đó, Ford cũng không ngừng hoàn thiện hệ thống quy trình nâng cao trải nghiệm khách hàng mới FGE (Ford Guest Experience) theo chuẩn toàn cầu tới toàn bộ hệ thống đại lý trên toàn quốc. Năm 2023, chúng tôi sẽ mở mới thêm 10 đại lý và nâng cấp khoảng 10 đại lý hiện tại theo tiêu chuẩn Ford Signature.

Ngoài ra, chúng tôi không ngừng đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng dân cư và xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động và sáng kiến trách nhiệm cộng đồng được thực hiện liên tục trong hơn một thập kỷ qua  Chương trình Hướng dẫn lái xe An toàn (DSFL), Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông với tên gọi K0 Còi,…

Ông nhận thấy môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã thay đổi như thế nào để bắt kịp với xu hướng chung của thế giới?

Khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam, tôi cảm thấy rất thú vị.

Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng, khách hàng lại tương đối trẻ và rất năng động. Tất cả mọi người đều có khao khát tiến lên. Đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Chẳng hạn, Việt Nam đã tiếp cận và từng bước phát triển mô hình tăng trưởng xanh. Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều cải cách về thể chế, môi trường và thủ tục hành chính nhằm đáp ứng các xu hướng mới của thế giới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, quyền con người.

Cột mốc quan trọng của Ford Việt Nam vào năm 2020 khi quyết định đầu tư thêm 80 triệu USD nhằm nâng cấp mở rộng nhà máy ở Hải Dương để tăng công suất sản xuất hàng năm lên 35.000 xe, ông có thể chia sẻ thêm về cột mốc này? Đâu là lý do Tập đoàn Ford quyết định đầu tư mở rộng nhà máy Ford Hải Dương?

Cùng với sự lớn mạnh của thị trường, vị trí của Ford Việt Nam trên bản đồ thế giới cũng ngày càng được củng cố, được công nhận là một trong những thị trường trọng điểm. Để khẳng định vai trò này, năm 2020, Ford Việt Nam nhận được gói đầu tư mở rộng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng để nâng cấp nhà máy Ford Hải Dương.

Nhà máy Ford Hải Dương được xem là một trong các nhà máy trọng điểm của Ford Motor ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, luôn tuân thủ quy trình sản xuất toàn cầu với chất lượng sản xuất cao nhất.

Hiện nay, nhà máy Ford Hải Dương lắp ráp Ford Ranger, Ford Territory và Ford Transit – các dòng sản phẩm nhiều năm liên tiếp dẫn đầu hoặc nằm trong top các sản phẩm bán chạy nhất phân khúc. Với mục tiêu tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao chất lượng các dòng sản phẩm chiến lược đang được lắp ráp tại nhà máy Ford Hải Dương, chuẩn bị sẵn sàng cho các dòng sản phẩm trong tương lai cũng như đóng góp vào ngân sách của địa phương, Ford Motor đã quyết định đầu tư mở rộng nhà máy.

Theo ông, vấn đề cốt lõi để một doanh nghiệp FDI có thể tồn tại trước một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở Việt Nam là gì?

Mức độ cạnh tranh của thị trường ô tô Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, bởi đây là thị trường vô cùng tiềm năng. Nhu cầu ô tô của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng mạnh trong khi tỷ lệ cơ giới hóa của thị trường còn khiêm tốn. Khi mà thị hiếu của người tiêu dùng có xu hướng thường xuyên thay đổi, điều cốt lõi các doanh nghiệp FDI cần làm là lắng nghe khách hàng và hoạch định kế hoạch tương lai theo đúng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm.

Một yếu tố nữa cũng cần chú ý đó là lựa chọn điểm đến để đầu tư. Chúng tôi rất may mắn khi lựa chọn Hải Dương là địa điểm đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, bởi lãnh đạo tỉnh Hải Dương luôn khẩn trương trong công tác xử lý kiến nghị của doanh nghiệp; hơn nữa tỉnh còn tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với cơ quan chức năng của tỉnh, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng rất lớn trong văn hóa của doanh nghiệp mình với văn hóa lãnh đạo của tỉnh Hải Dương. Từ sự tương đồng về văn hóa này, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và địa phương trở nên ngày càng bền chặt, dễ thấu hiểu và chia sẻ với nhau hơn.

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như vậy, Ford Việt Nam có chiến lược như thế nào trong những năm tới để giữ vững thị phần của mình? Kinh nghiệm mà ông có được ở các thị trường đã trải qua trước đây có giúp ông xây dựng định hướng cho thị trường Việt Nam không?

Bên cạnh việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, Ford Việt Nam còn mong muốn mang tới cho khách hàng sự khác biệt thông qua trải nghiệm sở hữu.

Ở tất cả các kế hoạch trung hạn và dài hạn, chúng tôi luôn ưu tiên áp dụng chiến lược Ford+ của tập đoàn, lấy khách hàng làm trung tâm để tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải thiện quy trình, tích hợp các ứng dụng công nghệ để mang lại một hệ sinh thái hoàn thiện cho khách hàng từ trải nghiệm mua hàng cho đến trải nghiệm sở hữu và dịch vụ về sau.

Mục tiêu xuyên suốt của chúng tôi là cung cấp cho từng khách hàng một không gian di chuyển tốt nhất, thuận tiện và phù hợp, bắt kịp với mọi thay đổi và xu hướng mới của thế giới hiện đại. Để vươn tới mục tiêu này một cách nhanh nhất, chúng tôi luôn coi khách hàng như người trong gia đình và đồng hành cùng khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng xe của họ. Chính những kinh nghiệm tại các thị trường trước đây đã giúp tôi xây dựng chiến lược và định hướng phát triển cho Ford Việt Nam.

Tôi bắt đầu làm việc ở Ford Motor từ năm 1998. Ngoài 4 năm ở Thượng Hải thì thời gian còn lại tôi làm ở Ấn Độ. Tôi cũng đã trải qua nhiều khâu từ sản xuất đến dịch vụ, bán hàng và phát triển đại lý. Ở Ấn Độ hay Thượng Hải, các khách hàng của Ford Motor có khá nhiều trải nghiệm giống nhau. Họ đều mong muốn sở hữu sản phẩm và dịch vụ có giá trị thực, phục vụ tối đa cho nhu cầu và trải nghiệm được dễ dàng. Tôi nhận thấy điều này hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam.

 

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2015

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2015

(VNF) - Trong tháng 11 này, hàng loạt chính sách mới do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực và được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến tình hình kinh tế, xã hội.

Thêm ba trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam

Thêm ba trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam

Từ ngày 3/12, các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam sau khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Sabeco chào bán thỏa thuận toàn bộ 5,73 triệu cổ phần Eximbank

Sabeco chào bán thỏa thuận toàn bộ 5,73 triệu cổ phần Eximbank

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chào bán toàn bộ xấp xỉ 5,73 triệu cổ phiếu EIB. Theo báo cáo của Sabeco, giá gốc mua vào cổ phiếu EIB xấp xỉ 11.137 đồng/cổ phiếu.

PMI tháng 10 tăng nhẹ lên 50.1 điểm nhờ sản lượng tăng

PMI tháng 10 tăng nhẹ lên 50.1 điểm nhờ sản lượng tăng

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (Purchasing Managers’ Index-PMI) ngành sản xuất Việt Nam của Nikkei đạt mức 50.1 điểm.

'Người chơi cờ' tích cực

"Người chơi cờ" tích cực

(VNF) - Một Việt Nam hội nhập và mở cửa hãy mạnh mẽ tuyên bố trước thế giới: Sẵn sàng làm bạn với tất cả những nước nào không xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải; Sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với các nước giúp Việt Nam bảo vệ hiệu quả nhất "lợi ích quốc gia cốt lõi" của mình, nhằm phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển (*).

Kinh tế 7 tháng: Vừa mừng vừa lo

Kinh tế 7 tháng: Vừa mừng vừa lo

(VNF) Những con số dự báo hết sức lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2015 đang được đặt ra bàn luận trong nhiều diễn đàn kinh tế và cả trong những báo cáo triển vọng của những tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, đi liền với đó là những rủi ro tiềm ẩn không hề nhỏ vẫn thường trực tác động đối với nền kinh tế.

Hàn Quốc là quán quân đầu tư FDI vào Việt Nam

Hàn Quốc là quán quân đầu tư FDI vào Việt Nam

(VNF) - Đến nay, nhà đầu tư Hàn Quốc đã rót khoảng 43,3 tỷ USD vào các dự án tại Việt Nam.

Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 27 tỷ USD trong 10 tháng

Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 27 tỷ USD trong 10 tháng

(VNF) - Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy 10 tháng qua, cả nước đã nhập siêu 4,1 tỷ USD và được dự báo có thể còn tăng nữa những tháng còn lại.

Sếp doanh nghiệp nhà nước về đâu sau thoái vốn?

Sếp doanh nghiệp nhà nước về đâu sau thoái vốn?

Sau doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngành giao thông vận tải cổ phần hóa, thoái vốn, các lãnh đạo từ vị trí "thét ra lửa" bỗng chốc chuyển sang tình trạng làm thuê, phải nghe lời các ông chủ mới hoặc bị sa thải. Con đường khác là quay về bộ trở thành công chức.

Đề xuất Nhà nước bán 'đất vàng', cổ phần để tăng thu ngân sách

Đề xuất Nhà nước bán "đất vàng", cổ phần để tăng thu ngân sách

VAFI kiến nghị 5 giải pháp được cho là có thể mang lại hàng tỷ USD cho ngân sách...