‘Gã khổng lồ’ khí đốt Nga ghi nhận sản lượng thấp lịch sử

Bích Hợp - 12/06/2024 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom, từng là công ty có thu nhập lớn nhất của Nga, năm ngoái đã thực hiện cắt giảm sản lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay khi lien tục bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt liên quan tới chiến sự Ukraine.

Cắt giảm mạnh sản lượng

Cho đến năm 2023, Gazprom là công ty khí đốt tự nhiên niêm yết công khai lớn nhất thế giới, nhưng động cơ của nền kinh tế Nga đã phải trả giá đắt khi chiến sự Ukraine nổ ra.

Báo cáo thường niên của Gazprom công bố ngày 10/6 cho thấy họ đã cắt giảm 13% sản lượng khí đốt tự nhiên xuống mức thấp nhất mọi thời đại là 359 tỷ mét khối (bcm) trong năm 2023. Con số này giảm mạnh so với 412,94bcm của năm trước và thấp hơn 1/3 so với mức 515bcm trong năm 2021, thời điểm trước khi chiến sự nổ ra.

Sản lượng sản xuất khí đốt này là thấp nhất kể từ khi công ty được Bộ Công nghiệp Khí đốt Liên Xô thành lập vào cuối năm 1989, theo Reuters.

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Moscow từ lâu đã bị cáo buộc sử dụng xuất khẩu năng lượng của mình làm vũ khí và Gazprom đã hạn chế dòng năng lượng này tới thị trường châu Âu sinh lợi nhất của họ nhằm gây áp lực cho các đồng minh của Ukraine và trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này đã phản tác dụng khi châu Âu tìm được nguồn nhập khẩu khí đốt dài hạn thay thế. Na Uy đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống hàng đầu của lục địa, trong khi nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các nơi khác cũng tăng lên.

Tháng trước, tập đoàn Gazprom, bao gồm cả các doanh nghiệp dầu và điện, đã công bố khoản lỗ ròng năm 2023 là 629 tỷ rúp (7 tỷ USD), ghi nhận khoản lỗ đầu tiên sau 25 năm.

Mất khách hàng tiềm năng

Vốn luôn bày tỏ quan điểm trung lập trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể hợp tác thương mại với Nga trong hai năm qua. Tuy nhiên, những nỗ lực của Nga nhằm ký kết một thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt lớn Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) với Trung Quốc đã bị mắc kẹt vì không đi được đến thống nhất về mức giá và sản lượng khí đốt.

Financial Times dẫn các nguồn thạo tin cho hay Trung Quốc đã yêu cầu trả mức giá gần bằng mức giá nội địa được trợ cấp mạnh mẽ của Nga và sẽ chỉ cam kết mua một phần nhỏ so với công suất hàng năm theo kế hoạch là 50 tỷ m3 khí đốt của đường ống này.

Chia sẻ với Newsweek, ông Vladimir Milov, cựu Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga, cho hay: “Các chính phủ châu Âu về cơ bản đã quyết định rằng họ sẽ không quay trở lại và họ đã thực hiện các bước đi có chủ ý nhất định để chuyển sang các nhà cung cấp thay thế”.

Ông cho biết việc mất đi các thị trường châu Âu sinh lời của Gazprom đã ảnh hưởng đến khả năng trang trải cho chiến sự của Nga, mặc dù "ngành dầu mỏ đang hoạt động tốt hơn nhiều và vẫn đang tạo ra lợi nhuận và thuế cho ngân sách, vốn là nguồn chính tài trợ cho chiến sự chứ không phải từ Gazprom."

Điều này xảy ra khi các quan chức châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Nga-Ukraine khi hợp đồng với Gazprom hết hạn.

Slovakia và Áo nằm trong số các quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga thông qua đường ống đi qua Ukraine nhưng nguồn cung trong dài hạn là không chắc chắn khi thỏa thuận vận chuyển kết thúc vào cuối năm 2024.

Ukraine đã từ chối gia hạn thỏa thuận, nhưng một lựa chọn đang được xem xét là các công ty châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới châu Âu.

Theo News Week
Cổ phiếu của ‘ông lớn’ năng lượng Nga lao dốc sau báo cáo thu nhập gây thất vọng

Cổ phiếu của ‘ông lớn’ năng lượng Nga lao dốc sau báo cáo thu nhập gây thất vọng

Tài chính quốc tế
(VNF) - Chính phủ Nga đã chỉ thị cho Gazprom, công ty từng có doanh thu lớn nhất của Nga, không trả cổ tức sau khoản lỗ kỷ lục và giá cổ phiếu lao dốc.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.