Ghế nóng biến động, ngân hàng dồn dập thay tướng mới

Minh Dũng - 14/04/2023 09:49 (GMT+7)

(VNF) - Mùa đại hội cổ đông năm nay, các ngân hàng tiếp tục có nhiều biến động ở vị trí nhân sự cấp cao. Việc này được kỳ vọng sẽ tạo “làn gió mới” cho ngành ngân hàng.

VNF

Ngân hàng dồn dập thay tướng

Chiều 13/4, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã công bố quyết nghị của hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị MB đối với ông Lê Hữu Đức, đồng thời bầu ông Lưu Trung Thái làm Chủ tịch hội đồng quản trị MB trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2019-2024. Trước khi được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lưu Trung Thái giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc MB.

Cùng ngày, HĐQT MB cũng giao nhiệm vụ cho ông Phạm Như Ánh chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành MB, đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc. Ông Ánh sinh năm 1980, thuộc lớp lãnh đạo trẻ của MB, có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng.

Thông tin này được công bố ngay trước thềm đại hội cổ đông thường niên của MB, dự kiến được tổ chức vào ngày 25/4 tới.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức vào ngày 13/4, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 17,2% so với năm 2022, lên 20.058 tỷ đồng.

Các cổ đông ACB đã bầu 9 thành viên hội đồng quản trị. Các thành viên hội đồng quản trị ACB đã bầu ông Trần Hùng Huy làm chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB.

Ông Trần Hùng Huy là con trai ông Trần Mộng Hùng. Ông Hùng từng là Chủ tịch hội đồng sáng lập ACB, giữ vị trí Tổng Giám đốc ngân hàng này trong 2 năm từ 1993-1994, đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ACB trong suốt 15 năm từ 1994 đến 2008.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc thay đổi nhân sự ghế nóng.

Cụ thể, ngân hàng này phê duyệt tiếp nhận ông Đoàn Nguyên Ngọc vào làm việc từ 11/4. Ông Ngọc (sinh năm 1975) là em rể của ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LienVietPostBank.

Ông Ngọc từng làm Phó Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Xuân Thành từ năm 2012 và đảm nhiệm chức Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xuân Thành từ năm 2018.

Trước đó, LienVietPostBank tiếp nhận ông Nguyễn Văn Thùy vào làm việc từ 30/3. Ông Thùy sinh năm 1981, là em trai của ông bầu Thụy. Ông Thùy cũng từng là nhân sự cấp cao của Bảo hiểm Xuân Thành. Ông làm việc tại đây từ năm 2013 và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị từ cuối năm 2015 đến nay.

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng vừa thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, Hội đồng quản trị SHB thống nhất bầu bổ sung 2 chức danh phó chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 với ông Đỗ Quang Vinh và ông Đỗ Đức Hải.

Ông Vinh, sinh năm 1989, là Thạc sĩ chuyên ngành tài chính và quản trị tại Anh và có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ông Vinh hiện là thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc SHB. Ông Vinh cũng chính là con trai cả của ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch hội đồng quản trị SHB.

Còn ông Đỗ Đức Hải trước khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch hội đồng quản trị SHB cũng là thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc ngân hàng.

Đầu năm nay, hàng loạt ngân hàng đã thay đổi nhân sự cấp cao.

Đơn cử, ngày 31/1, Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng Sacombank công bố quyết định cho ông Lê Văn Ron thôi nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 1/2.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại kỳ họp đại hội cổ đông bất thường đã bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Ông Tùng cũng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vietcombank từ ngày 30/01/2023.

Hay Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng mới công bố quyết định giao bà Lê Thị Bích Phượng đảm nhận nhiệm vụ quyền Tổng Giám đốc, thay ông Nguyễn Mạnh Quân kể từ ngày 30/1/2023. Ông Quân sẽ tiếp tục tham gia công tác điều hành ở vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực ABBank.

“Làn gió mới” cho ngành ngân hàng


Nguồn nhân sự cao cấp luôn được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các ngân hàng. Gần đây, nhân sự lãnh đạo cấp cao tại nhiều ngân hàng có sự chuyển động mạnh mẽ nhằm phù hợp với mục tiêu kinh doanh và thị hiếu thị trường. Việc này được kỳ vọng sẽ tạo “làn gió mới” cho ngành ngân hàng.

Thay đổi nhân sự, đặc biệt là nhân sự cao cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã diễn ra khá sôi động trong vài năm trở gần đây, khi nhiều ngân hàng tiến hành M&A, đổi chủ. Biến động này thường nhộn nhịp hẳn lên trước thềm đại hội đồng cổ đông.

Giới đầu tư và cổ đông rất quan tâm đến biến động nhân sự cao cấp, bởi mỗi lần ngân hàng thay chủ “ghế nóng” sẽ tác động lên giá cổ phiếu của các nhà băng.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến các ngân hàng phải "thay tướng" như: do thay đổi nhiệm kỳ; do người tiền nhiệm nghỉ vì nguyên nhân sức khoẻ; do thay đổi lớn về chủ sở hữu; do chiến lược kinh doanh...

Mặt khác, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc của tổ chức tín dụng không được kiêm nhiệm chức vụ tương tự ở doanh nghiệp khác. Do đó, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng buộc phải lựa chọn hoặc là ở ngân hàng hoặc chuyển qua doanh nghiệp.

Có thể kể đến trường hợp ông Vũ Văn Tiền đã rời ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBank để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại một loạt doanh nghiệp như Tập đoàn Geleximco, Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long…

Hay doanh nhân Nguyễn Thị Nga cũng rời ghế Chủ tịch SeABank, bởi ngoài trọng trách tại ngân hàng này, bà Nga còn tham gia điều hành tại hàng loạt doanh nghiệp trong hệ sinh thái BRG Group. Song bà Nga vẫn tham gia Hội đồng quản trị SeABank với cương vị Phó Chủ tịch thường trực. Ngày 3/1/2023, SeABank chính thức bổ nhiệm ông Loic Faussier làm Tổng Giám đốc.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành của Việt Nam với vị trí nhân sự cấp cao của ngân hàng, ngoài nguyên tắc tiêu chuẩn chung theo luật định thì không cần phân biệt yếu tố chuyên môn, lĩnh vực hoạt động trước đó của nhân sự. Do đó, nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khác cũng có thể đứng đầu ngân hàng.

Nhìn nhận về làn sóng thay đổi "ghế nóng" tại các ngân hàng trong thời gian gần đây, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sự thay đổi này là tất yếu trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện quá trình tái cấu trúc, cùng với những áp lực về nợ xấu và sức ép hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành khẳng định, sự xáo trộn "ghế nóng" là bình thường trong hoạt động phát triển ngành ngân hàng hiện nay.

Một số chuyên gia ngân hàng nhận định, nếu nhân viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thành công kinh doanh thì lãnh đạo mỗi ngân hàng phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong hệ thống là đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí. Dù là nhân sự cấp cao hay nhân viên cơ sở thì việc lựa chọn các nhân sự này đều phải được tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng mới của từng ngân hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.