Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhận xét về việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, chấp hành quy hoạch điện, ông Hiển cho rằng những việc này còn có những hạn chế, có lúc có nơi chưa nghiêm; công tác phối hợp, điều hành, quản lý còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, xung đột, thủ tục kéo dài; việc triển khai các dự án chậm tiến độ.
Ví dụ riêng lĩnh vực điện, nguồn điện đầu tư tính theo công suất toàn quốc giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 81,4% kế hoạch. Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện ước đạt 93,7%, nhưng cơ cấu các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện chỉ đạt 57,6%.
Đặc biệt, có 10 dự án lớn dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 bị chậm tiến độ sau năm 2020 với tổng công suất là 7.000 MW, gồm: Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Ô Môn 3, Công Thanh…
Điều này dẫn tới tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn điện đã giảm: giai đoạn 2011 - 2015 là 13% nhưng giai đoạn 2016 - 2019 chỉ còn đạt 8%, sụt giảm đáng kể là thủy điện và nhiệt điện.
"Có thể khẳng định chúng ta không đạt các mục tiêu theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh", ông Hiển nói.
Đề cập vấn đề sử dụng, khai thác năng lượng, ông Hiển cho rằng Việt Nam còn lãng phí tài nguyên ở các mức độ khác nhau từ khâu khai thác, khâu sản xuất, chế biến, sử dụng năng lượng chưa cao.
Ví dụ hệ số đàn hồi điện/GDP - là hệ số đánh giá việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện, được tính giữa nhu cầu cung cấp điện và mức tăng trưởng GDP - ở các nước phát triển thường dưới 1, các nước ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 là 1,36 lần còn Việt Nam là 1,62 lần. Như vậy, Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra 1 - 1,5 lần.
Về thị trường điện cạnh tranh, ông Hiền cho rằng việc đưa thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện vào vận hành đã giảm độc quyền, tạo sự bình đẳng và niềm tin cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên so với yêu cầu của một thị trường đầy đủ, giá cả được tính đúng, tính đủ, có lợi nhuận hợp lý, hạn chế bao cấp, tạo nguồn lực tích lũy để đầu tư phát triển... thì thị trường điện, giá cả kể cả bán buôn và bán lẻ, vẫn còn có một khoảng cách, chưa thực sự phản ánh quan hệ cung cầu, chưa theo quy luật giá trị.
Trong khi đó, cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa thực sự phù hợp theo vùng miền, chưa đưa ra tín hiệu định hướng đầu tư.
Theo ông Hiển, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đầu tư điện thời gian qua chậm chạp, không thực hiện được quy hoạch là do thiếu nguồn lực tài chính.
Cụ thể, khả năng tài chính của các nhà đầu tư, các tập đoàn là có hạn; khả năng tín dụng của các ngân hàng có giới hạn. Việc vay nước ngoài của một số dự án đã thất bại vì cơ chế hạn chế bảo lãnh của chính phủ. Trong khi đó, giá mua điện chưa hấp dẫn, lợi tức đem lại thấp, khó có thể thu hút các nhà đầu tư.
Ông Hiển khẳng định có thực hiện cơ chế thị trường, có cạnh tranh thì mới có điều kiện hạ giá thành, giá bán điện, mới có nguồn lực để đầu tư về điện.
"Thiếu điện thì người cung cấp cũng khốn khổ mà người thụ hưởng càng khốn khổ hơn. 'Trạng chết Chúa cũng băng hà'. Cũng có thể nói rằng, nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và khâu bán thì đây cũng là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. Sự cạn kiệt năng lực tài chính của ngành năng lượng cũng là sự cạn kiệt của nguồn năng lượng", ông Hiển nhấn mạnh.
Nêu quan điểm phát triển trong giai đoạn tới, ông Hiển cho rằng phải làm tốt cái cũ, trước khi làm cái mới.
Ông nói: "Phải chăng là cần thực hiện tốt quy hoạch đã có trước khi xây dựng quy hoạch mới? Phải giải quyết được các dự án đang chậm tiến độ, các dự án nằm trong quy hoạch được phê duyệt trước khi làm các dự án mới? Phải giải quyết được các mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành năng lượng một cách nhanh chóng và khoa học nhất".
Theo ông, năng lượng phải đi trước một bước, phải tạo ra "bánh mì cho công nghiệp chứ không thể để công nghiệp thiếu, đói". Tăng trưởng của điện năng luôn phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Giai đoạn trước phải làm nền móng, tiền đề cho giai đoạn sau. Nếu không làm được điều đó thì không thể nói đảm bảo an ninh năng lượng.
"Phát triển năng lượng là sự phát triển tổng thể, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cả nước, của các ngành, các lĩnh vực, là bao trùm, là cốt lõi, là đi trước. Ta cương quyết không để lợi ích cục bộ của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chi phối", ông nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ của ngành điện, ông Hiển cho rằng phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành, nhất là các dự án Long Phú 1, Thái Bình 2, Vũng Áng 2…
Bên cạnh đó, ngành điện cần triển khai các tuyến truyền tải điện đã được phê duyệt, đã có quy hoạch trên nguyên tắc đã có dự án nguồn điện cần phải có dự án đường truyền để điện đi từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, ngành công thương phải khẩn trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thông qua quy hoạch của ngành năng lượng nói chung và Quy hoạch sơ đồ điện 8 nói riêng đảm bảo có tầm nhìn, có sự kế thừa sơ đồ điện 7 điều chỉnh, có cơ cấu hợp lý, lấy hiệu quả làm chính, tránh tư tưởng cục bộ của các bộ, ngành, địa phương.
"Ví dụ, ở sơ đồ điện 7, rất nhiều địa phương đề nghị dự án điện than nhưng khi có quy hoạch rồi lại thực hiện không nghiêm. Hiện nay nhiều địa phương lại đề nghị điện khí hóa lỏng, điện mặt trời, điện gió…. Chưa bao giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được nhiều công văn của các địa phương, các đoàn đại biểu Quốc hội như thời gian qua và theo tôi, quy hoạch 8 nên có độ mở cho hợp lý", ông Hiển nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.