Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tuần qua, gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ổn định quanh mức 643 USD/tấn. Chỉ trong tháng 8, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu gạo thu về 3,17 tỉ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, trong hơn 1 tháng trở lại đây, khi Ấn Độ và một số quốc gia khác cấm xuất khẩu gạo, giá gạo đã tăng mạnh so với thời điểm trước, tác động lớn đến thị trường thương mại gạo thế giới. Giá mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng vọt và liên tiếp phá đỉnh lịch sử. Gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 25 USD/tấn so với thời điểm trước lệnh cấm này.
Theo VFA, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 643 USD/tấn, tăng 20,6% so với ngày 19/7. Còn so với ngày 1/1/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng tới 185 USD/tấn, tương đương 40,3%. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm xuất khẩu cũng từ mức 438 USD/tấn (ngày 1/1/2023) tăng vọt lên mức 628 USD/tấn trong ngày 31.8, tức tăng 190 USD/tấn (tăng 43,4%).
So với các nước xuất khẩu gạo tốp đầu, giá gạo 5% tấm và 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan lần lượt là 10 USD/tấn và 63 USD/tấn.
Theo VFA, hoạt động xuất khẩu gạo từ ngày 1 – 15/8 vừa qua đạt 456.768 tấn, trị giá 155 triệu USD. So với cùng kỳ giảm 19% về số lượng nhưng trị giá tăng 30%. Tính đến ngày 18/8, vụ hè thu đã thu hoạch được sản lượng khoảng 5,495 triệu tấn lúa. Vụ thu đông đã gieo sạ 420.000/700.000ha diện tích theo kế hoạch, đã thu hoạch được 11.000ha.
Vừa qua Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, tiếp đó là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khác đã khiến nhu cầu đối với mặt hàng này trở nên khan hiếm, đẩy giá gạo thế giới tăng mạnh, tác động lớn đến thương mại gạo toàn cầu.
Ở Việt Nam, do giá gạo tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái đến nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là tâm lý chờ giá tăng, khiến hợp đồng liên kết bị phá vỡ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.
VFA đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, trước phản ánh của DN xuất khẩu gạo do gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Hạn mức tín dụng thấp làm tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng, thiếu hẳn nguồn vốn mua lúa gạo dự trữ gối đầu làm giảm hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh.
VFA kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét có cơ chế hỗ trợ về vốn cho thương nhân nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thu mua lúa gạo, đảm bảo nguồn tồn kho dự trữ lưu thông.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.