Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Liên quan đến việc gas cùng nhiều mặt hàng khác tăng mạnh, có xu hướng tiếp tục lập kỷ lục và ảnh hưởng đến chỉ số CPI những tháng cuối năm, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Bộ Công Thương cho biết giá gas thế giới và trong nước thời gian qua đã tăng rất cao.
Với việc tăng thêm 17.000 đồng/bình 12kg do giá gas thế giới nhập khẩu theo hợp đồng tháng 11 lên mức 850 USD/tấn, tăng 52,5 USD/tấn so với tháng 10, gas trong nước đã đạt kỷ lục tăng giá 9 lần liên tiếp trong năm 2021 với tổng mức tăng 164.000 đồng/bình 12 kg.
Theo vị này, tính đến nay, giá gas thành phẩm tương đương với mức giá xăng dầu tăng ở ngưỡng khoảng 180 USD/thùng. Việc giá gas liên tục tăng do tác động rất lớn của giá thế giới; bị gián đoạn nguồn cung sản phẩm cùng với chi phí logistics bị đẩy lên rất cao, tăng 5-6 lần so với thời điểm trước khi có dịch COVID-19 xuất hiện. Khi những mặt hàng liên quan đến tiêu dùng tăng mạnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI các tháng còn lại cuối năm.
Chia sẻ với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực điều hành giá cho rằng, cùng với giá gas, giá nhiều mặt hàng quan trọng khác trong nền kinh tế như giá xăng, dầu, sắt thép, xi măng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm nay và xu hướng tăng giá sẽ tiếp diễn trong năm 2022.
Việc giá tăng do hiện nay nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới rất lớn. Khi các quỹ, nhà đầu tư, các tập đoàn tài chính lớn có các hoạt động đầu cơ, giá thế giới lập tức có biến động rất mạnh.
“Giá gas hiện không được quản lý như giá xăng dầu. Các doanh nghiệp kinh doanh chỉ cần kê khai giá với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Do không chịu sự quản lý theo Luật Giá nên giờ tính đến bình ổn giá cũng không thể thực hiện được do đã thực hiện theo cơ chế thị trường”, vị này cho hay.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ diễn ra tuần trước, đại diện nhiều bộ ngành đã có ý kiến về việc nhiều mặt hàng thiết yếu đã tăng giá mạnh. Đại diện Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành đã đề xuất các giải pháp điều hành giá từ nay tới cuối năm và năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài.
Giá gas tăng do cầu lớn hơn cungTheo ông Lê Quang Tuấn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương, giá gas trong nước tăng cao do giá nhiên liệu trên thế giới tăng, trong khi nhu cầu sử dụng gas sưởi ấm mùa đông tăng mạnh. Do thiên tai, dịch bệnh, sản lượng khai thác khí chỉ đạt 70% so với trước đó khiến nguồn cung khan hiếm. Chi hội Gas miền Nam cho biết, giá gas thế giới tăng cao đã kéo giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương được khuyến cáo cần chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. |
Liên quan đến mặt hàng xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ đã có báo cáo Chính phủ về việc hiện cơ cấu thuế đang chiếm hơn 40% giá thành sản xuất xăng dầu.
Trong khi đó, các dự báo đều cho rằng, giá xăng dầu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm và khả năng trong quý IV/2021 có thể tăng lên đến 105-110 USD/thùng.
Ngoài việc sử dụng hiệu quả, linh hoạt Quỹ Bình ổn giá, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ, kiến nghị một số giải pháp, trong đó có đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc giảm thuế, phí như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và nhất là thuế bảo vệ môi trường trong cơ cấu giá xăng dầu hiện nay để đảm bảo có dư địa điều hành trong thời gian tới.
“Nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng thì ta cũng phải có dư địa để điều chỉnh. Còn nếu không có công cụ gì, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng đúng theo giá thế giới”, Thứ trưởng Hải nói.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.