'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III với lợi nhuận sau thuế đạt 4.594 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý, thu nhập lãi thuần tăng 19,5% cùng kỳ nhưng giảm 6% so với quý II do tín dụng tăng chậm lại và biên lãi ròng (NIM) giảm nhẹ so với quý liền kề. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 163% so với quý liền kề và chi phí dự phòng thấp hơn cũng đã giúp cho lợi nhuận vẫn tăng 16% so với quý liền kề.
Kết quả này có được là nhờ VCB cũng chưa thực hiện ghi khoản phí dịch vụ trả trước trong quý III. Do đó, VCB nhiều khả năng sẽ ghi khoảng 850 tỷ phí trả trước hợp đồng bancassurance trong quý IV và giúp cho lợi nhuần thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh so với quý III.
Tính đến hết quý III, trước ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ tư, tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng yếu và VCB cũng không ngoại lệ khi tín dụng chỉ tăng 1,6% so với quý liền kề, tương ứng mức tăng 11,6% so với hồi đầu năm.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, hạn mức tín dụng còn lại của VCB không còn nhiều, nhưng trước mắt ngân hàng sẽ chủ yếu cơ cấu sản phẩm và sử dụng hạn mức còn lại. Trong trường hợp nhu cầu tín dụng gia tăng, ngân hàng sẽ xin hạn cấp thêm hạn mức tín dụng. BVSC tin rằng với sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua và CAR trên 10%, VCB sẽ được cấp thêm hạn mức tín dụng 2-4% nếu cần thiết.
Đại dịch cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải tạm dừng hoặc giảm mạnh quy mô sản xuất kinh doanh, dẫn tới nhiều người lao động bị mất việc làm, may mắn hơn thì bị giảm lương. Điều này làm gia tăng khả năng mất thanh toán nợ vay của khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp dẫn tới nợ xấu và nợ tái cơ cấu gia tăng.
Chính vì vậy, cuối quý III, nợ xấu (NPL) của VCB ghi nhận ở mức 1,16%, tăng 42 điểm cơ bản so với quý liền kề và 15 điểm so với cùng kỳ. Có thể ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu trong quý IV để đưa NPL về mức dưới 1% như kế hoạch. Nợ nhóm 2 ghi nhận ở mức 6.278 tỷ đồng, tăng 11,5% so với quý liền kề và 51% so với cùng kỳ.
Nợ tái cơ cấu của VCB tăng từ 4.100 tỷ cuối quý II lên 5.000 tỷ cuối quý III. Mức tăng nợ cơ cấu này cũng khá thấp cho thấy chất lượng tài sản tốt của VCB cũng như ngân hàng đã quyết liệt tái cơ cấu trước đó.
Với chất lượng tài sản tốt, cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua (ngoại trừ năm 2020), BVSC cho rằng tình hình kinh doanh của VCB sẽ cải thiện hơn nữa trong năm tới nhờ nền kinh tế phục hồi, cũng như ngân hàng đã trích lập dự phòng mạnh mẽ tạo ra bộ đệm lợi nhuận.
Hiện BVSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VCB với giá mục tiêu là 114.200 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 17,7% so với mức giá đóng cửa ngày 1/11.
Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HoSE: CSV) ghi nhận doanh thu quý III đạt 356 tỷ, tăng 9% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ, giảm 7% cùng kỳ.
Gộp chung 3 quý năm 2021, doanh thu thuần đạt 1.055 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 169 tỷ đồng, khá tương phản khi lần lượt tăng 6% và giảm 6% so với cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, CSV đã thực hiện được 73% kế hoạch doanh thu và 77% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Doanh thu quý III vẫn tăng trưởng bất chấp Covid-19, do giá hóa chất tăng cao so với cùng kỳ và tệp khách hàng của CSV phần lớn là các doanh nghiệp lớn trong mảng tiêu dùng - nên ít chịu ảnh hưởng (Unilever, P&G, NET, Ajinomoto, Pinaco…).
Tuy nhiên, bởi chi phí tăng thêm cho hoạt động "3 tại chỗ", biên lãi gộp sụt giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế cũng kém khả quan hơn cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận xét, do đặc trưng về tính độc quyền của CSV tại thị trường hóa chất cơ bản miền nam trong mảng bán buôn và các khách hàng lớn là doanh nghiệp tiêu dùng, Yuanta kỳ vọng doanh thu CSV sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng hồi phục mạnh sau khi giãn cách.
Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất liên quan tới Covid-19 cũng sẽ ít hơn sẽ giúp biên lợi nhuận phục hồi tích cực. Hơn nữa, cơ cấu nguồn vốn của CSV đến nay khá lành mạnh khi nợ vay chỉ chiếm 6,7%. Một thông tin đáng chú ý nữa là CSV đang nằm trong kế hoạch thoái vốn của Vinachem (giảm tỷ trọng từ 65% xuống 51%).
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, CSV đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 12,3 lần (tương ứng EPS là 3.876 đồng). Mức Stock Rating của CSV ở mức 85 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của CSV vượt lên trên đường trung bình 20 và 50 ngày với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của CSV cũng được nâng lên mức tăng.
Dù vậy, mức sức mạnh giá của CSV vẫn dưới 80 điểm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 15,33% nếu sức mạnh giá trên mức 80 điểm.
Lợi nhuận sau thuế trong quý III của Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) đạt 2.400 tỷ đồng (tăng 19% cùng kỳ) trên cơ sở hợp nhất. Kết quả này vượt ước tính sơ bộ của doanh nghiệp và ước tính trước đó của Công ty Chứng khoán SSI (SSI) mặc dù tiêu thụ khí giảm mạnh trong quý III do giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam.
9 tháng đầu năm, GAS báo lãi sau thuế ở mức 6.800 tỷ đồng, cao hơn 9,2% cùng kỳ và hoàn thành 97% kế hoạch năm. Trước kết quả kinh doanh vượt trội, SSI đã điều chỉnh tăng 10,2% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2021, từ 8.762 tỷ đồng lên 9.655 tỷ đồng.
Năm 2022, SSI cũng tăng giả định giá dầu thô Brent từ 68 USD/thùng lên 75 USD/thùng, tức tăng 7% cùng kỳ. Theo đó, ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 11.800 tỷ đồng (từ mức trước là 10.900 tỷ đồng), tăng 22% cùng kỳ.
SSI đưa ra giá mục tiêu mới là 130.000 đồng/cổ phiếu (từ 118.500 đồng/cổ phiếu), tương ứng hệ số P/E mục tiêu là 20 lần (từ 19 lần) và EV/EBITDA là 11,5 lần (từ 11 lần) và sử dụng ước tính lợi nhuận năm 2022.
Do giá cổ phiếu GAS đã tăng 40% trong 2 tháng qua và tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (ROI) trong kịch bản cơ sở của SSI chỉ ở mức 8%, cho nên công ty chứng khoán này hạ khuyến nghị đối với GAS từ khả quan xuống trung lập.
Tuy nhiên, SSI vẫn khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy tại các nhịp giá điều chỉnh. Trong ngắn hạn, kỳ vọng lợi nhuận quý IV của GAS tăng trưởng cao và giá dầu duy trì ở mức cao (trên 80 USD/thùng) sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.