'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong mấy ngày gần đây, giới đầu tư Dịch vụ y tế, bệnh viện đang xôn xao về một dự án siêu bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á sẽ xuất hiện tại Việt Nam. Đó là dự án Bệnh viện Quốc tế Phương Đông tại Xã Tường Hiệp, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, do Công ty Cổ phần Minh Sáng làm chủ đầu tư có quy mô giường bệnh lên tới 1.700 giường với tổng mức đồng tư lớn "khó tin" lên tới 38.000 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD).
Cho đến thời điểm này, chưa có bệnh viện nào ở Đông Nam Á có tổng mức đầu tư khủng như vậy. Nếu đem so sánh với 2 bệnh viện lớn và hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay đang trong quá trình xây dựng là bệnh viện Bạch Mai 2 và bệnh viện Việt Đức 2 thì số vốn đầu tư vào dự án Đông Phương có thể xây được khoảng 8 bệnh viện tương tự.
Cụ thể, theo Quyết định số 4985/QĐ-BYT và Quyết định số 4986/QĐ-BYT của Bộ Y tế về tổng mức đầu tư của Dự án Đầu tư xây dựng mới 2 cơ sở bệnh viện thì, Bệnh viện Bạch Mai 2 (Dự án BV Bạch Mai) có quy mô 1.000 giường bệnh với tổng mức đầu tư là 4.990 tỷ đồng; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 2 (Dự án BV Việt Đức) có quy mô 1.000 giường bệnh và tổng mức đầu tư là 4.968 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo phương án xây dựng của bệnh viện Đông Phương tại Thủ Dầu 1, Bình Dương thì bệnh viện này có quy mô 1.700 giường bệnh (gần gấp đôi số giường bệnh Bạch Mai 2) và tổng mức đầu tư lên tới 38.000 tỷ (gấp gần 8 lần tổng mức đầu tư Bạch Mai 2).
Thoạt nghe về dự án này nhiều người cũng thấy khó tin và đặt nghi vấn về con số 38.000 tỷ đồng, "liệu người ta có ghi nhầm thêm 1 con số 0 của tổng mức đầu tư dự án này?". Tuy nhiên, mới đây trong giới tài chính, đầu tư lại lan truyền một bức hình chụp lại một văn bản được cho là "Thư bảo lãnh vốn" của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với dự án bệnh viện Đông Phương có đầy đủ dấu đỏ của ngân hàng và chữ ký của Tổng giám đốc đương nhiệm là ông Hàn Ngọc Vũ.
Thấy được vậy, nhà đầu tư, giới tài chính đã thấy "khấp khởi" mừng thầm vì văn bản trên đã gián tiếp khẳng định về một dự án "khủng" và có thật. Đúng theo thông tin lan truyền, dự án có số vốn đầu tư không tưởng lên tới 38.000 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD) được thể hiện rõ ràng trong thông báo của VIB. Đây hứa hẹn là "miếng mồi ngon" với nhiều nhà đầu tư khi Việt Nam thiếu những dự án lớn cho tư nhân làm và lại được bảo lãnh cho vay vốn bởi một ngân hàng Quốc tế.
Cụ thể, bản thông báo từ Ngân hàng VIB ghi rõ ngày ban hành 9/5/2017 về việc "Hoàn thành việc thu xếp vốn cho Dự án Bệnh viện Quốc tế Đông Phương tại xã Trường Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương".
Văn bản gửi tới Công ty Cổ phần Minh Sáng (công ty được cho là chủ đầu tư của dự án này) với thông tin: "Căn cứ theo đề nghị thu xếp vốn của công ty vào ngày 10/1/2017; Thoả thuận đồng tài trợ và uỷ thác giải ngân của các ngân hàng thành viên trong Nhóm đồng tài trợ; MT báo có số A000110317000102 ngày 11/3/2017".
VIB thông báo: Đã hoàn thành việc thu xép vốn tài trợ cho Dự án Bệnh Viện Quốc tế Đông Phương; Nhóm ngân hàng đồng tài trợ thống nhất cử VIB làm ngân hàng đầu mối; Số tiền tài trợ: 38.000 tỷ đồng; thời hạn tài trợ 30 năm kể từ khi ký Hợp đồng nhận vốn đầu tiên; mục đích trài tợ: GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và các đầu tư dài hạn khác; phí và lãi suất: theo thoả thuận; Cam kết thời gian giải ngân: Theo đúng tiến độ dự án, không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đủ Khế ước nhận nợ và các hồ sơ chứng từ kèm theo.
Tuy nhiên, khi bức ảnh văn bản trên lưu truyền trên mạng, cũng có những nhà đầu tư đặt ra nghi vấn đây là văn bản giả mạo nhằm "lừa" các nhà đầu tư thứ cấp góp vốn đầu tư vào một dự án không có thực hoặc "ép" một nhà đầu tư, nhà thầu chi những khoản "mềm" lót tay trước để được trở thành một phần của dự án?
Nhằm xác thực vấn đề, chúng tôi đã lần theo những thông tin cụ thể trên văn bản để tìm về dự án Quốc tế Phương Đông, Công ty Cổ phần Minh Sáng và phía nhà tài trợ vốn là VIB.
Theo thông tin tìm thấy được trên các website về Công ty Minh Sáng thì Công ty Cổ phần Minh Sáng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, có mã số thuế 3600702398, cấp ngày 17/11/2004 do chi cục thuế TP. Biên Hoà (Đồng Nai) cấp. Giám đốc công ty là ông Nguyễn Tấn Triệu, chủ sở hữu là ông Nguyễn Văn Ngay.
Liên lạc theo số điện thoại di động được đăng ký của Công ty, phóng viên đã gặp trực tiếp ông Nguyễn Văn Ngay, là Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Sáng. Trao đổi về câu chuyện bệnh viện Đông Phương, ông này khẳng định đúng là có dự án này và tổng mức dự án là 1,7 tỷ USD với quy mô 1.700 giường. Tuy nhiên, ông Ngay cũng cho biết, dự án đã lên kế hoạch 12 năm nay nhưng vẫn chưa chọn được ngân hàng nào cho vay, tài trợ vốn. Vì thế, cho đến nay dự án vẫn... nằm trên giấy, chưa được triển khai.
Trao đổi thêm, ông Ngay cho biết dự án đã được Tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép vào năm 2008. Hiện, trụ sở Công ty ở P008, lầu 5 tầng xã Quá An, TP. Tuy Hoà, Đồng Nai, quốc lộ Nguyễn Ái Quốc.
Như vậy, bước đầu có thể thấy dù dự án bệnh viện Đông Phương là có thật thì vẫn chưa có ngân hàng nào đứng ra để cho vay làm dự án. Bước đầu có thể nhận định văn bản của VIB là thiếu căn cứ, sai sự thật.
Qua xác minh, đại diện VIB cho biết, "Văn bản trên là hoàn toàn giả mạo từ chữ ký của ông Hàn Ngọc Vũ tới nội dung văn bản của VIB. Về con dấu có thể đối tượng làm giả đã lấy lại mẫu từ các văn bản của VIB ban hành trước đó để cắt ghép hoặc làm giả".
Vị đại diện này cho rằng, bản thân nội dung văn bản cũng rất lạ, bởi vốn điều lệ của VIB là 100.000 tỷ đồng, mà theo quy định mức vay chung của NHNN về 15% tín dụng thì bản thân ngân hàng này cũng không thể cho vay với số tiền lên tới 38.000 tỷ đồng.
"Cùng với đó, theo tra soát tại các phòng kinh doanh thì VIB cũng không cho vay một dự án nào với tên gọi là bệnh viện Đông Phương hay liên quan tới dự án trên", vị đại diện VIB khẳng định. Theo đó, văn bản giả mạo trên được làm giả để đối tượng tạo niềm tin cho ai đó nhằm thực hiện những mục đích riêng.
Trong 2 tháng trở lại đây, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ghi nhận một vài trường hợp liên quan tới những văn bản giả mạo chữ ký, con dấu của các tổng cục, phòng ban lưu hành trên thị trường. Theo đó, các đối tượng làm giả với nhiều mục đích khác nhau nhưng đều nhằm trục lợi bất chính.
Riêng với trường hợp văn bản giả mạo VIB, các đối tượng có thể dùng văn bản này để lừa các nhà đầu tư thứ cấp, trước là lấy những khoản mềm, lót tay khi muốn thành nhà đầu tư, nhà thầu dự án; sau là huy động vốn với số tiền có thể lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.