Giá trị thị trường M&A Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD

Anh Hoa - 22/02/2016 23:08 (GMT+7)

Đã có 341 thương vụ M&A được chốt trong năm 2015, với tổng giá trị ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 23,1% về tổng số giao dịch và tăng 9,7% về tổng giá trị thị trường.

Thị trường M&A Việt Nam liên tiếp chứng kiến xu hướng đi lên trong vòng 3 năm trở lại đây. Theo Báo cáo thị trường M&A Việt Nam 2016 của StoxPlus, trong năm 2015 thị trường Việt Nam đã có 341 thương vụ M&A được chốt với tổng giá trị ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 23,1% về tổng số giao dịch (so với 277 giao dịch trong năm 2014) và tăng 9,7% về tổng giá trị thị trường (so với 4,74 tỷ đô năm 2014)

Đáng chú ý, thị trường chứng kiến sự đột phá về số lượng các thương vụ M&A vừa và nhỏ (thương vụ có giá trị dưới 5 triệu USD). Đây cũng là nguyên nhân chính khiến giá trị trung bình của thương vụ M&A năm nay giảm xuống đáng kể so với các năm trước đó.. Đặc biệt, tổng số các thương vụ M&A có giá trị nhỏ hơn 25 triệu USD chiếm đến 288 giao dịch trên tổng số 341, tương đương với 84%.

Những yếu tố thúc đẩy các thỏa thuận M&A trong năm qua có thể kể đến việc toàn nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 6,68%, tăng 15.6% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số CPI được giữ ở mức thấp, 0.63%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. 

Theo số liệu của StoxPlus, bất động sản là lĩnh vực thu hút quan tâm của các nhàđầu tư nước ngoài nhất với với tổng số 20 thương vụ M&A trong năm nay với tổng giá trị đạt  1,637 tỷ USD, chiếm 69% tổng giá trị M&A được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài. 

Trong đó, Quỹ Gaw Capital Partner mua lại 50% dự án Empire City  được coi là thương vụ M&A có giá trị lớn nhất, có tổng mức đầu tư đạt 600 triệu USD, theo sau là Chow Tai Fook mua 78% dự án Hội An với giá trị 387 triệu USD và Tập đoàn Creed mua lại 20% cổ phần Công ty đầu tư An Gia với giá trị 200 triệu USD.

So với năm 2014, "khẩu vị" của các nhà đầu tư nước ngoài đang cho thấy sự chuyển dịch từ các ngành hàng tiêu dùng (Thực phẩm và đồ uống, bán lẻ) sang các ngành công nghiệp như Ngành hàng và dịch vụ công nghiệp, Xây dựng và vật liệu xây dựng. Trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị thu hút bởi các dự án xây dựng do thị trường bất động sản đang ấm dần lên. Đặc biệt, ngành hàng và dịch vụ công nghiệp xuất hiện nhiều thương vụ trong ngành logistic, bao bì nhựa mềm, cung cấp công nghiệp (vận tải, thiết bị điện tử, xe thương mại).

Mặc dù vậy, đầu năm 2016, thị trường vẫn chứng kiến các thương vụ M&A đình đám trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng như Tập đoàn Masan bán 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery cho Singha Asean Holdings (Thái Lan), với tổng trị giá giao dịch lên tới 1,1 tỷ USD đã được hoàn tất trong tháng 1/2016. Trong khi đó, thương vụ TCC Group (Thái Lan) đang có ý định mua Big C Việt Nam, sau khi đã chi 3,5 tỷ USD thâu tóm Big C Thái Lan mới đây. Dự kiến, thương vụ với Big C Việt Nam có giá trị khoảng 800 – 1 tỷ USD.

Có thể nói, năm 2015 đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trên con đường hội nhập vào thị trường toàn cầu với rất nhiều Hiệp địnhThương mại tự do. Cụ thể, Việt Nam đã hoàn thành đám phán 4 Hiệp định Thương mại tự do, gồm Liên minh kinh tế Á - Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Các hiệp định tự do này được cho rằng sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, cả về thương mại và đầu tư, trong đó có các hoạt động M&A. Do đó, trong năm 2016, thị trường M&A Việt Nam vẫn tiếp tục bùng nổ, đặc biệt trong ngành hàng và dịch vụ công nghiệp và Dệt may

Theo nhận định của các chuyên gia tại StoxPlus, các nhà đầu tư nước ngoài đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam với việc xây dựng các nhà máy mới và thâu tóm các công ty phù hợp để tận dụng lợi thế từ các hiệp định Thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

Trong đó, dịch vụ công nghiệp và Dệt may là các ngành được kỳ vọng sẽ có sự gia tăng đột biến về các thương vụ M&A  từ các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2016. Điển hình là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang "nhắm" và thị trường bao bì nhựa mềm rất tiềm năng của Việt Nam với hàng loạt thương vụ M&A đã diên ra với công ty mục tiêu là những công ty đứng đầu ngành.

Khi hiệp định  tự do thương mại Việt – Hàn có hiệu lực, thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ Hàn Quốc sẽ giảm từ 5% xuống 0%. Nếu tính chi phí nhân công rẻ và thuế xuất khẩu sản phẩm nhựa 0%, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tiết kiệm hàng trăm triệu USD khi mà kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang Hàn Quốc đạt tầm 1.2 tỷ USD năm 2015. Có thể nói, đây là cơ hội và động lực khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc thâu tóm các công ty Việt Nam trong các năm tới.

Theo Theo Báo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

(VNF) - Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiền Phong được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Báo Tiền Phong kể từ ngày 15/6/2024.

Thêm quy định về xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

Thêm quy định về xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

(VNF) - NHNN đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến ngành ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học và đưa ra yêu cầu về hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng

Ông Nguyễn Đình Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng

(VNF) - Ông Nguyễn Đình Vĩnh được Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ.

NHNN yêu cầu báo cáo các giao dịch vàng có giá trị lớn, đáng ngờ

NHNN yêu cầu báo cáo các giao dịch vàng có giá trị lớn, đáng ngờ

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch đáng ngờ, gửi báo cáo đánh giá rủi ro rửa tiền về NHNN trước ngày 15/7/2024.

'Siêu dự án' Aqua City bị nhắc tên trong vụ Vạn Thịnh Phát: Novaland nói gì?

'Siêu dự án' Aqua City bị nhắc tên trong vụ Vạn Thịnh Phát: Novaland nói gì?

(VNF) - Trong kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, cơ quan điều tra đề cập đến thông tin về dòng tiền giải ngân cho dự án Aqua City tại Ngân hàng SCB năm 2018.

Tài sản tăng 14 tỷ USD sau 1 đêm, Larry Ellison thành tỷ phú giàu thứ 7 thế giới

Tài sản tăng 14 tỷ USD sau 1 đêm, Larry Ellison thành tỷ phú giàu thứ 7 thế giới

(VNF) - Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Larry Ellison ghi nhận đạt 152 tỷ USD, giúp ông tăng 2 bậc lên vị trí thứ 7 trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới.

Tuần vượt đỉnh không trọn vẹn của VN-Index: Đột ngột rớt sâu, có đáng lo?

Tuần vượt đỉnh không trọn vẹn của VN-Index: Đột ngột rớt sâu, có đáng lo?

(VNF) – Người dân TP. HCM hôm nay bất ngờ với cơn mưa đá trong buổi chiều, và trên sàn chứng khoán, giới đầu tư cũng bớt ngờ khi chứng kiến giá cổ phiếu đột ngột rớt sâu, khiến tuần vượt đỉnh của VN-Index không còn trọn vẹn.

Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

(VNF) - Mỹ đã mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng riêng Gazprombank, một trong những kênh thanh toán chính cho hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, vẫn tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Ngân hàng SCB đóng cửa thêm 3 điểm giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa thêm 3 điểm giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo chấm dứt hoạt động của 3 phòng giao dịch. Như vậy, SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

  Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Kiện toàn ban lãnh đạo và sửa cơ chế trả lương cho HoSE

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Kiện toàn ban lãnh đạo và sửa cơ chế trả lương cho HoSE

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng mong tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, người lao động HoSE sẽ bản lĩnh, sáng tạo, kiên định hơn để vượt qua mọi khó khăn và thử thách.