Thêm quy định về xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

Minh Anh - 14/06/2024 18:19 (GMT+7)

(VNF) - NHNN đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến ngành ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học và đưa ra yêu cầu về hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 35/2016/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng.

NHNN trước đó đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Theo đó, từ 1/7/2024, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán phải triển khai xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt từ nguồn dữ liệu dân cư (thông qua căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, VNeID) khi khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch trực tuyến có giá trị > 10 triệu đồng hoặc khi tổng giao dịch/ngày > 20 triệu đồng.

Việc triển khai quyết định này sẽ nâng cao an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến.

Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã triển khai giải pháp định danh, xác minh khách hàng trực tuyến (eKYC) bằng dấu hiệu sinh trắc học. Nhưng Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về nội dung này.

Cục Công nghệ Thông tin thuộc NHNN đã khảo sát tình hình triển khai xác thực sinh trắc học tại các đơn vị trong ngành và tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và đề xuất bổ sung quy định về tiêu chuẩn xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học tại Dự thảo Thông tư.

Trong đó, Dự thảo Thông tư có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học và đưa ra yêu cầu về hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.

Cụ thể, theo Điều 8, dự thảo Thông tư, đề cập quy định về phần mềm ứng dụng Mobile Banking như sau:

Phần mềm ứng dụng Mobile Banking do đơn vị cung cấp phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phần mềm ứng dụng Online Banking tại Điều 7, dự thảo Thông tư và các yêu cầu sau:

Phải được đăng ký và quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động và chỉ rõ đường dẫn trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Mobile Banking.

Phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngược.

Phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập.

Đối với khách hàng cá nhân, phần mềm ứng dụng Mobile Banking phải xác thực khách hàng trước khi cho phép khách hàng thực hiện giao dịch lần đầu hoặc trước khi khách hàng thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch tại ứng dụng Mobile Banking lần gần nhất:

- Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp; hoặc khớp đúng thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng trong do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc khớp đúng thông qua gặp mặt trực tiếp với khách hàng cá nhân là người nước ngoài hoặc khách hàng cá nhân không phải làm CCCD gắn chíp theo quy định của pháp luật.

- Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra (kiểm tra theo các biện pháp tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc kiểm tra khớp đúng với dấu hiệu sinh trắc học trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư), kết hợp với hình thức xác thực SMS OTP hoặc Voice OTP hoặc Soft OTP hoặc Token OTP.

Như vậy, so với quy định hiện nay, dự thảo Thông tư trên đã đề xuất phần mềm ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng phải xác thực khách hàng bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp, hoặc khớp đúng thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng trong do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Bên cạnh đó, Khoản 9, Điều 11 Dự thảo Thông tư cũng bổ sung chỉnh sửa, quy định rõ các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về sinh trắc học. Cụ thể:

Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học gắn liền với thiết bị di động: chỉ cho phép kích hoạt sử dụng sau khi có sự đồng ý của khách hàng và khách hàng đã thực hiện một số lần (do đơn vị quy định) giao dịch thành công bằng hình thức xác thực khác.

Trường hợp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học thông qua CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan Công an cấp; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc thông qua cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra (kiểm tra theo các biện pháp tại điểm a khoản 4 Điều 8 Thông tư này hoặc kiểm tra khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) phải tuân thủ tối thiểu các quy định sau:

Đơn vị lựa chọn công nghệ xác thực sinh trắc học có độ chính xác được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế như sau (hoặc tương đương).

Có khả năng phát hiện phát hiện các cuộc tấn công giả mạo dấu hiệu sinh trắc học của vật thể sống (Presentation Attack Detection - PAD) dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (như NIST Special Publication 800-63B Digital Identity Guidelines: Authentication and Lifecycle Management hoặc ISO 30107 - Biometric presentation attack detection hoặc FIDO Biometric Requirements) để phòng chống gian lận, giả mạo khách hàng qua hình ảnh, video, mặt nạ 3D.

Vô hiệu hóa hình thức xác thực bằng sinh trắc học trong trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần). Đơn vị chỉ mở lại khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.

Ngoài ra, Dự thảo Thông tư cũng bổ sung nhiều nội dung quan trọng khác như Bổ sung quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng theo quy định của pháp luật (Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân); quy định về triển khai giải pháp tường lửa bảo vệ cơ sở dữ liệu; quy định về kiểm tra, gia cố an toàn, bảo mật (hardening) cho hệ thống Online Banking; quy định không gửi tin nhắn, thư điện tử cho khách hàng có nội dung chứa đường dẫn truy cập các trang điện tử, trừ trường hợp theo yêu cầu của khách hàng...

Xác thực sinh trắc học để chuyển khoản: Nhân viên ngân hàng cũng 'toát mồ hôi'

Xác thực sinh trắc học để chuyển khoản: Nhân viên ngân hàng cũng 'toát mồ hôi'

Ngân hàng
(VNF) - Không chỉ những người không rành công nghệ gặp khó khăn trong quá trình cập nhật dữ liệu sinh trắc học, mà nhân viên nhà băng cũng 'toát mồ hôi' với ứng dụng của chính ngân hàng mình
Các bước cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng

Các bước cài đặt sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng

Ngân hàng
(VNF) - Người dân bắt buộc phải cài đặt sinh trắc học khi chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng từ ngày 1/7.
Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Ngân hàng
(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Khánh Hòa đấu giá loạt khu đất vàng, giá lên tới gần 130 triệu/m2

Khánh Hòa đấu giá loạt khu đất vàng, giá lên tới gần 130 triệu/m2

(VNF) - Năm khu đất lớn cùng hàng chục cơ sở nhà, đất sẽ được Khánh Hòa đưa ra đấu giá trong năm 2024.

Một số điểm 'nghẽn' kìm hãm kinh tế báo chí

Một số điểm 'nghẽn' kìm hãm kinh tế báo chí

(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu bài viết của PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn về một số điểm nghẽn đã và đang kìm hãm kinh tế báo chí. Đầu đề do tòa soạn đặt lại.

Chân dung Fnest, proptech đầu tư BĐS chia nhỏ vừa mất đi hậu thuẫn từ VPS

Chân dung Fnest, proptech đầu tư BĐS chia nhỏ vừa mất đi hậu thuẫn từ VPS

(VNF) - Không sở hữu tiềm lực tài chính lớn và kho hàng khủng như các đơn vị triển khai mô hình đầu tư bất động sản chia nhỏ đi trước song Fnest lại có được sự đồng hành của VPS - công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới.

SHB lọt top 200 Fortune SEA 500 - thương hiệu vươn tầm khu vực và quốc tế

SHB lọt top 200 Fortune SEA 500 - thương hiệu vươn tầm khu vực và quốc tế

(VNF) - Với nền tảng vững vàng và chiều sâu văn hóa, kiên định với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại, trong lần đầu tiên Fortune SEA 500 được công bố, SHB đứng thứ 137 trong các tổ chức có doanh thu lớn nhất Đông Nam Á.

KIDO muốn mở 12.000 cửa hàng bán bánh bao, đem về 20.000 tỷ đồng

KIDO muốn mở 12.000 cửa hàng bán bánh bao, đem về 20.000 tỷ đồng

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) đã diễn ra tại TP. HCM sáng 19/6.

Vị trí Hà Nội xây 3 cây cầu vượt sông Hồng với tổng vốn 46.000 tỷ

Vị trí Hà Nội xây 3 cây cầu vượt sông Hồng với tổng vốn 46.000 tỷ

(VNF) - Để giảm tải mật độ giao thông, điểm đen ùn tắc, thời gian tới sẽ có thêm 3 cây cầu với tổng mức đầu tư hơn 46.000 tỷ đồng được xây dựng tại Hà Nội.

Chính thức gia hạn Thông tư 02 về giãn nợ đến hết năm 2024

Chính thức gia hạn Thông tư 02 về giãn nợ đến hết năm 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 06 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024.

Nhân diện Thái Holding: Dự án NƠXH 4.900 tỷ thế chấp ngân hàng, lãnh đạo biến động

Nhân diện Thái Holding: Dự án NƠXH 4.900 tỷ thế chấp ngân hàng, lãnh đạo biến động

(VNF) - Công ty cổ phần Thái Holding - Chủ đầu tư dự án Khu nhà ở xã hội Kho 3 Lạc Viên (Harbor Residence) tại Hải Phòng thế chấp dự án, thay đổi đại diện pháp luật. Đại diện pháp luật mới có liên quan đến Công ty BĐS Phú Mỹ và Công ty Đầu tư Tài Chính H&A

Yêu cầu khẩn trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, xử lý SCB

Yêu cầu khẩn trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, xử lý SCB

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt trong tháng 6 năm nay, xây dựng phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Gần 20 năm bỏ hoang, Nam Đàn Plaza nguy cơ bị Hà Nội thu hồi

Gần 20 năm bỏ hoang, Nam Đàn Plaza nguy cơ bị Hà Nội thu hồi

(VNF) - Dự án xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm ngành nghề truyền thống dịch vụ và kinh tế tổng hợp HTX xã Mỹ Đình và Dự án Nam Đàn Plaza (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do nhiều năm không triển khai nên cử tri đề nghị xem xét thu hồi.

Hình ảnh 19km cao tốc Bắc - Nam vượt sông Lam về Hà Tĩnh

Hình ảnh 19km cao tốc Bắc - Nam vượt sông Lam về Hà Tĩnh

(VNF) - Hơn 19km còn lại của Cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trước ngày 30/6. Tại đoạn qua Hà Tĩnh, những ngày này các nhà thầu đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại để “về đích” theo đúng tiến độ đề ra.