'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 24/8, giá vàng trong nước tiếp tục neo ở mức cao. Giá miếng SJC được niêm yết ở mức 79 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 81 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Đồng pha với vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn cũng đang ở mức cao, dao động trong khoảng từ 77 – 78,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra.
Mặc dù giá vàng SJC đã tăng nóng trở lại nhưng ghi nhận của VietnamFinance tại một số cửa hàng vàng ở Hà Nội, không khí giao dịch không quá nhộn nhịp. Nếu như trước đây, khi giá vàng tăng trở lại, nhiều người sẵn sàng xếp hàng ngày đêm để mua vàng thì giờ đây, tình trạng mua bán lại các cửa hàng vàng lại khá ảm đạm. Theo chia sẻ của nhiều người, sự thờ ơ của người dân trước giá vàng tăng cao là do nguồn cung vàng khan hiếm.
Trong chiều 23/8, ghi nhận tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu chi nhánh Cầu Giấy, số lượng người đến giao dịch khá ít và chỉ có vài người đến bán vàng nhẫn. Được biết, trong những ngày qua, cửa hàng này chỉ bán cho một lượng khách nhất định, thường khoảng 30 - 40 người. Chưa kể, cửa hàng chỉ bán ra vàng nhẫn chứ không bán vàng miếng SJC vì “không có vàng miếng để bán” theo như lời của nhân viên tại đây.
Trong khi đó, một nhân viên tại SJC cho biết toàn bộ cửa hàng của công ty này đã hết vàng nhẫn trong vòng 1 tháng qua. Tương tự với vàng miếng, chỉ những người đã đăng kí mua thành công tại các ngân hàng và công ty SJC mới có thể mua được vàng miếng SJC nhưng chỉ với số lượng giới hạn.
Tình trạng mua bán khó khăn trên thị trường vàng bắt đầu diễn ra kể từ khi NHNN thực hiện bán vàng miếng giá bình ổn qua hệ thống 4 ngân hàng thương mại nhà nước và công ty SJC.
Trong chia sẻ với VietnamFinance, chuyên gia vàng Trần Duy Phương nhận định NHNN đã thành công trong việc thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới và đã đến lúc NHNN không cần tiếp tục bán vàng bình ổn nữa. Theo ông Phương, với những diễn biến hiện nay, thị trường vàng miếng sẽ ổn định ít nhất trong 6 tháng tới và sẽ điều chỉnh tăng, giảm theo giá vàng thế giới.
Theo ông Phương, việc kinh doanh vàng miếng nên để các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động thực hiện còn NHNN nên đóng vai trò quan sát và sẽ can thiệp nếu có bất ổn. “Đã đến lúc, cần để thị trường vàng vận hành theo đúng quy luật của nó”, ông nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng những biện pháp can thiệp hành chính trên thị trường vàng đang phần nào gây khó khăn cho việc mua, bán vàng của người dân. Theo ông Hiếu, việc thị trường vàng bình ổn, giá vàng có giảm xuống 50 triệu đồng/lượng mà người dân khó mua thì cũng không có nghĩa lý gì.
Về phía các nhà vàng, việc nhà quản lý liên tục siết chặt quản lý nguồn gốc vàng, thanh, kiểm tra và tịch thu vàng tại các doanh nghiệp bán vàng không có hóa đơn, chứng từ,… cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây.
Theo chuyên gia VDSC, hoạt động siết chặt quản lý của Nhà nước cùng với việc giá vàng leo thang khiến nguồn vàng mua lại trong dân và các nguồn khác càng khan hiếm, làm tăng thêm áp lực về nguồn cung vàng nguyên liệu cho sản xuất nữ trang.
Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của nhiều công ty kinh doanh vàng đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Đơn cử như PNJ, trong 3Q/2024, trên toàn hệ thống PNJ không có hoạt động mua bán vàng miếng do việc thiếu hụt nguồn cung. Người dân hầu như chỉ mua, không có hoặc rất hiếm có việc bán lại vàng miếng.
“Mảng kinh doanh vàng miếng của PNJ dự kiến sẽ chậm lại và dự kiến doanh nghiệp này sẽ không có doanh thu từ mảng vàng miếng kể từ năm 2025 trở đi”, chuyên gia VDSC dự phóng.
Trong trường hợp cơ quan quản lý siết chặt hơn nữa và lâu dài hoạt động kinh doanh vàng và nữ trang, PNJ có thể sẽ thiếu hụt nguồn cung không chỉ mảng vàng miếng mà cả mảng nữ trang. Doanh thu và lợi nhuận của PNJ nói riêng, và các nhà sản xuất – kinh doanh nữ trang có thương hiệu và tiềm lực tài chính nói chung, sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn.
Không riêng PNJ, việc thiếu hụt nguồn cung cũng sẽ khiến các hộ kinh doanh/các chuỗi trang sức với năng lực quản lý và tài chính kém khó có thể cạnh tranh, nhường lại miếng bánh thị phần trang sức cho các nhà sản xuất – kinh doanh nữ trang có năng lực tài chính tốt.
Trong dài hạn, các chuyên gia của VDSC cho rằng nguồn cung vàng nguyên liệu sẽ vẫn gặp khó khăn cho đến khi vấn đề "nhập khẩu vàng" được giải quyết. Ngoài ra, chính sách của các cơ quan quản lý vẫn tập trung vào việc chống lại hiện tượng "vàng hóa" trong nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, và từng bước đưa nguồn lực vàng từ dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Vì vậy, dù Nghị định 24/2012 có được sửa đổi, hoạt động kinh doanh vàng, đặc biệt là trang sức vàng, vẫn sẽ bị kiểm soát chặt chẽ (ngành kinh doanh có điều kiện) để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô này, và nguồn cung vàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn”, chuyên gia VDSC nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.