'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lý giải về đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu lên 3.000 - 8.000 đồng/lít thay vì mức 1.000 - 4.000 đồng/lít, tại buổi họp báo quý I/2017, đại điện Bộ Tài chính, ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết, đây là những sản phẩm chứa các chất hoá học gây hại cho môi trường trên diện rộng. Hiện các nước trên thế giới cũng đã đưa các mặt hàng này vào diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ môi trường, tính chất giống nhau nhưng dưới tên gọi khác nhau.
Hiện xăng dầu đang thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường với khung thuế hiện hành từ 1.000 – 4.000 đồng/lít và mức thuế hiện này là 3.000 đồng/lít.
Năm 2015, mức thuế này tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng đã có nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng tăng thuế là đánh vào người dân, đồng thời, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng theo lý giải của ông Thi, sở dĩ Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới và để đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu; đồng thời, giúp đảm bảo tính ổn định của luật pháp, tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng dầu giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
Ngoài ra, tăng thuế giúp khuyến khích sản xuất, sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường, cũng như đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường.
Ông Thi cũng nêu dẫn chứng cụ thể, theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 3/4/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp, đứng thứ 44 trong số 180 quốc gia đang kinh doanh mặt hàng này.
Điều đó có nghĩa là có 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam; trong đó, có Philippines đứng thứ 55, Campuchia đứng thứ 58, Thái Lan đứng thứ 88, Lào đứng thứ 97. Trong mức giá cơ sở, cùng các loại thuế khác như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thì thuế bảo vệ môi trường chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
Cụ thể, 37,24% đối với xăng; 21,14% đối với diesel; 11,5% đối với dầu hỏa và 18,4% đối với mazút. Đồng thời thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40% và Lào khoảng 56%.
"Trên cơ sở tính toán những yếu tố nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị tăng khung mức thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít là phù hợp", ông Thi khẳng định.
Vị đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định khung thuế này chưa có tác động gì đến doanh nghiệp và cũng chưa tác động đến giá cả xăng dầu. "Chỉ khi áp dụng mức cụ thể mới tác động đến giá cả và doanh nghiệp", ông nói.
Đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, không chỉ Việt Nam mà trong bối cảnh hiện tại, nhiều nước đã cải cách mạnh mẽ chính sách thuế theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các sắc thuế gián thu (như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT…), giảm dần tỷ lệ thuế trực thu để cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư để đảm bảo thu bền vững.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.