Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều tối 22/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt Nguyễn Nhật Cảm (57 tuổi, Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 6 người khác để điều tra về việc thông đồng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Nói với Zing sau khi ông Cảm bị bắt, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định không thể chấp nhận những cán bộ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Việc lợi dụng điều kiện dịch bệnh để vi phạm phải là tình tiết tăng nặng, cần xử lý nghiêm.
Ông Chung cho biết hôm 17/4, ông Nguyễn Nhật Cảm vắng mặt tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của thành phố. Trong khi trước đó, Giám đốc CDC Hà Nội đều dự họp và phát biểu.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, hôm đó, ông Cảm bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 của Bộ Công an) mời lên làm việc về những vi phạm trong mua sẵn thiết bị y tế.
Khi kết luận cuộc họp, ông Chung đã chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về việc này. Trong đó, công khai việc mua sắm trang thiết bị y tế nhằm phục vụ mục đích chống dịch Covid-19 của CDC Hà Nội "có vấn đề".
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội gửi lãnh đạo thành phố liên quan đến việc CDC Hà Nội mua sắm máy xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng thể hiện có những sai phạm về quy trình, giá thiết bị.
Trước khi bị bắt, ông Cảm từng đề xuất mua thêm nhiều máy xét nghiệm nhưng không được thành phố chấp nhận.
Trước sai phạm trên, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định quan điểm của ông cũng như Thường trực Thành ủy, UBND thành phố là phải điều tra, xử lý nghiêm.
Nhấn mạnh việc không thể chấp nhận những cán bộ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, Chủ tịch Hà Nội cho rằng “trong điều kiện dịch bệnh mà vi phạm thì phải là tình tiết tăng nặng”, không nương nhẹ bất cứ trường hợp nào.
Trước đó, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài chính, Công an thành phố Hà Nội rà soát lại toàn bộ các đơn vị mua sắm để kiểm tra về đơn giá, định mức xem các đơn vị có thực hiện hiệu quả hay không. Cơ quan chức năng đã phát hiện dấu hiệu tăng giá, không loại trừ có sai sót của đơn vị mua sắm và CDC Hà Nội.
Trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của thành phố, CDC Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong việc rà soát, sàng lọc, xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm. Đơn vị này cũng được phân bổ kinh phí trong giai đoạn 1 để mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Theo Sở Y tế, CDC Hà Nội vận hành 8 máy xét nghiệm Reatime PCR, khoảng 17.000 bộ test nhanh chưa sử dụng và 341 máy thở. Đơn vị này bổ sung kinh phí đợt 2 để mua thêm 37 máy thở, nâng tổng số máy thở thành 378 chiếc.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.