Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau phiên giao dịch có nhiều nét tích cực hôm qua, thị trường đã không thể chớp thời cơ để phục hồi tốt hơn trong phiên hôm nay. Nếu như nhịp phục hồi tạo đáy hôm 3/2 vừa rồi có được lợi thế này và duy trì đà tăng đủ 3 phiên kế tiếp thì lần này sức mạnh lại không bằng. Phần lớn các cổ phiếu quan trọng nhất đã đảo chiều chóng mặt.
Chẳng hạn ở nhóm ngân hàng, CTG vừa kịch trần hôm qua, hôm nay đã giảm trở lại 1,15%. BID vừa mới tăng 5,4% thì nay đã giảm 3,69%. VNM hôm qua tăng 1,5%, hôm nay giảm tới 2,78%... Cả sàn HSX, phiên trước chứng kiến 218 cổ phiếu tăng giá, hôm nay lại có 247 cổ phiếu giảm giá. Đó là sự đảo chiều gần như tức thì, thậm chí nhiều mã còn mất sạch đà tăng phiên trước và giảm nhiều hơn ở phiên này.
Diễn biến như vậy là thất thường và kém tin cậy hơn phiên đảo chiều ngày 3/2. Nếu như nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng duy trì đáy cũ thì nhu cầu bắt đáy phải đủ lớn để duy trì một đà tăng nối tiếp giống như đã từng xảy ra. Cũng phải lưu ý là hôm nay giá trị giao dịch đã sụt giảm khá nhiều, dù là tính cả tổng giá trị bao gồm thỏa thuận (giảm 17%) hay chỉ riêng các giao dịch khớp lệnh (giảm 10,6%). Lực cầu bắt đáy yếu đi nhanh cũng là một dấu hiệu không tốt.
Ngày mai cũng là phiên giao dịch có tính chất quan trọng khi lượng cổ phiếu bắt đáy sớm hôm đầu tuần 24/2 về tài khoản. Đó là hôm mà thị trường sụt giảm đột biến 3,2% và thanh khoản bắt đáy khổng lồ tới gần 5.892 tỷ đồng tổng giá trị, hay hơn 363 triệu cổ phiếu. Thống kê hẹp theo giá đóng cửa với các mã thuộc VN30, duy nhất FPT là đang có lãi, còn 29 cổ phiếu khác đều lỗ, với 21 mã lỗ trên 2%. Nếu bắt đáy sớm ở giá cao buổi sáng hôm 24/2, mức lỗ còn gần gấp đôi.
Nếu những nhà đầu tư bắt đáy đang thua lỗ có niềm tin mãnh liệt vào cơ hội tạo đáy của thị trường thời điểm này, họ sẽ giữ cổ phiếu và không cắt lỗ. Ngược lại, nếu niềm tin không đủ, nhu cầu cắt lỗ sẽ tăng lên tạo sức ép từ phía bán trong bối cảnh dòng tiền bắt đáy suy yếu. Đó không phải là một điều kiện tốt cho thị trường lúc này.
VN-Index chốt phiên hôm nay còn 895,97 điểm, tức là về mặt kỹ thuật vẫn cao hơn mức đáy cũ hôm 3/2 (thấp nhất 891,85 điểm). Tuy vậy chỉ số sẽ sớm bị thử thách vì áp lực cổ phiếu T3 là rất cao, cộng với nguy cơ từ một số mã vốn hóa lớn đang gặp rủi ro.
Cổ phiếu GAS đã sụt giảm mạnh liên tục và thủng đáy đầu tháng 2.
Đầu tiên là GAS, cổ phiếu giảm 3,73% hôm nay và đã có 3 phiên giảm liên tiếp tổng cộng 6,44%. GAS hôm nay chỉ còn 79.900 đồng/cổ phiếu và đã thủng đáy ngắn hạn đầu tháng 2. Thủng đáy nghĩa là rủi ro giảm thêm sẽ lên cao, càng thúc đẩy nhu cầu cắt lỗ sớm. Thứ hai là VHM, hôm nay giảm 2,65% và mức giảm 4 phiên gần nhất cũng tới 6,9%. VHM cũng đã thủng đáy thấp nhất kể từ đầu năm 2020. Thứ ba là SAB, hôm nay giảm 0,56% nhưng đẩy giá xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.
Ngoài ra còn nhiều cổ phiếu lớn khác mà tiêu biểu là các mã ngân hàng BID, VCB, CTG diễn biến giá rất khó đoán định. Các mã này đã kết thúc điều chỉnh hay chưa rất khó nói, nhưng giá đảo chiều mạnh thất thường chỉ sau một đêm cũng thể hiện độ kém tin cậy và nhu cầu thoát hàng vẫn còn nhiều.
Nhìn từ góc độ VN-Index thì lúc này “thành trì” cuối cùng trong ngắn hạn vẫn là đáy đầu tháng 2. Nếu các cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh thêm thì về mặt kỹ thuật, chỉ số hoàn toàn có thể bị ép phá đáy này. Áp lực cắt lỗ T+3 rất dễ bị kích hoạt, vì thấp hơn đáy tháng 2, VN-Index chỉ còn mốc tham chiếu khoảng 862 điểm hồi đầu năm 2019.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.