Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Dự án cao tốc có tổng chiều dài tuyến khoảng 45,7km. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất khoảng 322,5ha.
Trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi, sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án giải phóng mặt bằng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Về quy mô, đường cao tốc có vận tốc thiết kế 100 km/h; là công trình giao thông, cấp I. Đầu tư phân kỳ, cao tốc bắt đầu giai đoạn từ Vành đai 3 (Km0+00) đến cầu Khánh Vân (Km6+500) với chiều dài khoảng 6,5km.
Hiện trạng là tuyến ĐT.743A và ĐT.747B với quy mô mặt cắt ngang rộng từ 36-38m, với 6 làn xe, đáp ứng nhu cầu giao thông trong giai đoạn 1, do đó giữ nguyên, chỉ nghiên cứu các giải pháp tổ chức giao thông tại các vị trí nút giao trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng.
Dự án đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75m (đã bao gồm 2 làn dừng khẩn cấp suốt đoạn tuyến dự án).
Giai đoạn 2, đoạn từ Vành đai 3 (Km0+00) đến cầu Khánh Vân (Km6+500) không thuộc nội dung chủ trương đầu tư này.
Cao tốc được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (ВОТ).
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án hơn 17.408 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2027.
Dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là trục cao tốc Bắc Nam của tỉnh Bình Dương, Bình Phước; nối tiếp tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
Do đó, tuyến cao tốc này có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; gắn với củng cố an ninh quốc phòng của Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.